Khoảng 1 triệu tấn được buôn lậu vào Trung Quốc từ Việt Nam, ông Cui He ước tính. Đây là một thực tế mà ngành thủy sản đều biết rằng thủy sản được vận chuyển đến Hải Phòng, một cảng tại miền Bắc Việt Nam, sau đó được buôn lậu qua biên giới Trung Quốc, để tránh thuế nhập khẩu và thuế doanh thu. Ngoài ra, thủy sản cũng được nhập lậu vào Trung Quốc qua Hong Kong.
Theo ông Cui He, các tuyến vận chuyển mới đang được mở ra, như tôm từ Ấn Độ được buôn lậu vào Trung Quốc thông qua biên giới với khu tự trị Tân Cương tại Tây Bắc Trung Quốc.
Tôm, từ Mỹ Latin và châu Á, là sản phẩm được buôn lậu chủ yếu vào Trung Quốc.
Theo ông Gorjan Nikolik, nhà phân tích tại Rabobank, nhập khẩu tôm hợp pháp của Trung Quốc trong năm 2016 là khoảng 750 triệu USD, tăng nhẹ so với năm 2015. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây, chỉ từ mức 150 triệu USD năm 2006, theo dữ liệu của Rabobank và FAO trình bày tại Groundfish Forum tổ chức gần đây tại Lisbon, Bồ Đào Nha.
|
Theo Rabobank, ước tính có khoảng 1,5 tỷ USD giá trị mặt hàng tôm nhập khẩu vào Trung Quốc qua kênh không chính thức. chủ yếu thông qua Việt Nam. Vào đầu năm 2017, Undercurrent News cũng đưa tin rằng có khoảng 270.000 tấn tôm bị buôn lậu qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc trong năm 2016, có giá trị lên tới hơn 1 tỷ USD. Lượng tôm nhập khẩu chỉ tăng mạnh trong thời gian gần đây do thâm hụt cung – cầu tôm tại thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt cung – cầu là do tiêu dùng tăng và các vấn đề dịch bệnh trong sản xuất tôm tại Trung Quốc. Tôm cỡ nhỏ được bán rộng rãi trên khắp thị trường Trung Quốc, một chỉ báo cho thấy nông dân buộc phải thu hoạch sớm do dịch bệnh bùng phát; trong khi đó, sản lượng tôm thẻ chân trắng trong mùa thu năm 2016 giảm 30 – 40% tại các khu vực sản xuất chính.
New Hope Liuhe, một nhà sản xuất thức ăn thủy sản lớn, thừa nhận rằng Trung Quốc đang thiếu khoảng 500.000 – 700.000 tấn tôm hàng năm. Thông tin này được đưa ra bởi giám đốc điều hành New Hope Liuhe là Li Fangyi trong ấn phẩm thương mại của Trung Quốc Fish First hồi cuối năm 2016.
Hợp pháp hóa ngành tôm “rất khó”
Hoạt động buôn lậu khiến hợp pháp hóa ngành tôm đối với các nhà nhập khẩu trở nên khó khăn hơn.
Trong Triển lãm Thủy sản Toàn cầu tại Brussels, Bỉ hồi đầu năm nay, một nhà nhập khẩu tôm lớn của Trung Quốc cho Undercurrent News biết rằng kinh doanh rất khó khăn do một lượng lớn tôm nhập lậu vào Trung Quốc và được bán ra thị trường với giá thấp.
Trong Triển lãm Thủy sản và Nghề cá tại Thanh Đảo hồi đầu tháng 11, thông tin này tiếp tục được xác nhận lại.
Các nước sản xuất tôm lớn – như Ecuador và Ấn Độ – nên ngừng buôn lậu tôm, theo một nhà nhập khẩu tôm hợp pháp Trung Quốc phát biểu. “Mọi người đều cho rằng chính phủ Trung Quốc nên hành động quyết liệt hơn. Nhưng không ai nói về những người sản xuất tôm Trung Quốc và xem họ nên làm gì”.
Các công ty nên bắt chước các nhà xuất khẩu tôm nước lạnh, hiện đang ngừng xuất khẩu tôm nước lạnh sang Việt Nam.
Điều này hiển hiện rõ rệt trong dữ liệu thương mại: năm 2016, xuất khẩu tôm trực tiếp từ Argentina sang Trung Quốc – phần lớn là tôm nước lạnh khai thác tự nhiên – vượt xuất khẩu tôm nuôi từ Ecuador. “Vì sao họ (các công ty tôm nước lạnh) xuất khẩu sang Việt Nam? Việt Nam không phải là thị trường cho tôm nước lạnh…Nguyên nhân duy nhất chỉ có thể là họ đang buôn lậu. Nhưng họ hiện đã liên kết với nhau và ngừng xuất khẩu sang Việt Nam”, doanh nghiệp Trung Quốc cho hay, và nhận định rằng điều này có lợi cho cả người tiêu dùng và người sản xuất do các nhà nhập khẩu hợp pháp có thể đảm bảo tốt hơn chất lượng hàng hóa nhập khẩu vì sản phẩm được AQSIQ phê chuẩn”.
Theo Undercurrent News (gappingworld.com)