Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tin vắn ngành thịt ngày 1/12
01 | 12 | 2017
Trung Quốc dỡ lệnh cấm nhập khẩu gia cầm từ Ba Lan. Philippines dỡ lệnh cấm nhập khẩu thịt Brazil. Myanmar hướng đến hiện đại hóa ngành nông nghiệp.

Trung Quốc dỡ lệnh cấm nhập khẩu gia cầm từ Ba Lan

Trung Quốc đã dỡ bỏ các biện pháp mang tính phòng ngừa cúm gia cầm từ Ba Lan và nhập khẩu các sản phẩm gia cầm sẽ được nối lại từ ngày 27/11. Lệnh cấm này ban hành từ tháng 1/2017 và việc dỡ bỏ lệnh cấm chỉ có tác động nhỏ lên nhập khẩu do Ba Lan chỉ chiếm 2% kim ngạch nhập khẩu gia cầm của Trung Quốc trong năm 2016, theo nhà tư vấn kinh doanh nông nghiệp tại Trung Quốc Boyar cho hay. “Nhưng động thái này được cho là sẽ thúc đẩy nhập khẩu giống gia cầm do Trung Quốc bắt đầu giới thiệu các giống gà đời cụ kị và bố mẹ từ Ba Lan vào cuối năm 2016”, Boyar nhấn mạnh. Tháng 11/2016, nhà sản xuất giống gia cầm hàng đầu Trung Quốc là Shandong Yisheng đã ký với Hubbard thỏa thuận nhập khẩu gà giống cụ kị có giá trị 10,4 triệu USD. Đây là lần đầu tiên một công ty Trung Quốc sản xuất gà giống xa hơn đời bố mẹ.

Philippines dỡ lệnh cấm nhập khẩu thịt Brazil

Philippines đã dỡ lệnh cấm kéo dài 4 tháng về nhập khẩu các sản phẩm thịt bò, gia cầm và các loại thịt khác từ Brazil sau khi Cơ quan Giám sát Nông sản (DAIM) đánh giá tình hình. DAIM kết luận rằng các nhà xuất khẩu thịt Brazil sang Philippines đang tuần thủ các yêu cầu an toàn thực phẩm và thú y động vật sau khi kiểm tra một số nhà giết mổ và nhà máy xẻ thịt tại Brazil vào tháng 10 vừa qua. Chính phủ Philippines đã cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt của Brazil vào tháng 7 sau khi tìm thấy salmonella trong các sản phẩm này. Việc dỡ bỏ lệnh cấm được kỳ vọng sẽ giúp tăng nhu cầu đối với thịt, đặc biệt là các sản phẩm thịt gia cầm từ Brazil.

Myanmar hướng đến hiện đại hóa ngành nông nghiệp

Bộ Thương mại Myanmar cho biết sẽ cho phép liên doanh nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và bán máy móc nông nghiệp, một nỗ lực nhằm hiện đại hóa và tăng cường phát triển ngành nông nghiệp. Động thái này cũng sẽ giúp hiện đại hóa ngành chế biến sản phẩm nông sản nội địa thông qua nâng cao năng suất và hiệu quả chi phí trong dài hạn. Các công ty sẽ được phép bán máy móc ở giá bán lẻ hoặc bán buôn. Các nhà chức trách Myanmar hy vọng động thái này không chỉ thúc đẩy cạnh trah trên thị trường nội địa mà còn thu hút thêm các công ty mới và FDI vào ngành nông nghiệp nước này.

Theo Asian Agribiz (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường