Nhập khẩu cá phile Việt Nam của Mỹ đã tăng từ 100 triệu USD năm 2007 lên hơn 620 triệu USD năm 2016, đưa Việt Nam trở thành nhà cung cấp cá lớn thứ 3 cho thị trường Mỹ sau Chile và Trung Quốc, đồng thời Mỹ là thị trường xuất khẩu cá lớn nhất của Việt Nam. Mỹ có 60 ngày để giải quyết khiếu nại, hoặc Việt Nam có thể yêu cầu phán quyết từ WTO.
Washington đã đối mặt với hàng loạt các tranh chấp thương mại về sử dụng thuế chống bán phá giá trong 2 thập kỷ qua và thua trong nhiều trường hợp sau khi các phương pháp tính toán của nước này được cho là nằm ngoài các quy tắc của WTO.
Đầu tuần này, WTO đã công bố một loạt khiếu nại thương mại của Canada đệ trình từ tháng 12/2017, chống lại việc Mỹ sử dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. Mỹ gọi khiếu nại này là “một cuộc tấn công khờ khạo trên diện rộng”, có thể dẫn đến “cơn lũ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và các nước khác”.
Khiếu nại lần này của Việt Nam là tranh chấp thứ 4 mà Việt Nam khởi xướng kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2007. Hai lần khiếu nại trước là về các hành vi chống bán phá giá của Mỹ đối với xuất khẩu tôm Việt Nam. Cuộc chiến thương mại tôm kéo dài cuối cùng đã kết thúc vào năm 2016 khi Mỹ đồng ý dỡ bỏ thuế đối với một nhà xuất khẩu tôm Việt Nam và hoàn trả khoản đặt cọc thuế mà công ty này đã thanh toán.
Vào thời điểm đó, hai nước vẫn còn là đối tác trong các cuộc đàm phán thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Nhưng hiện tổng thống Mỹ Donald Trump đã kéo Mỹ ra khỏi các đàm phán của TPP.
Theo Reuters (gappingworld.com)