Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
FDA từ chối 5 lô hàng tôm từ Bangladesh và Ấn Độ trong tháng 1/2018
07 | 02 | 2018
Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa công bố thông tin liên quan đến các lô hàng bị từ chối nhập khẩu trong tháng 1/2018. Theo đó, 5 trong số tổng cộng 116 (4,3%) lô hàng thủy sản nhập khẩu bị FDA từ chối là lô hàng tôm do kháng sinh cấm.

Tháng 1/2018 là tháng có số lô hàng tôm bị từ chối do kháng sinh cấm cao nhất kể từ tháng 4/2017 (19). Trong 8 tháng kể từ tháng 4/2017 đến 1/2018, FDA đã báo cáo tổng cộng chỉ 13 lô hàng tôm bị từ chối do kháng sinh cấm.

5 lô hàng tôm bị từ chối nhập khẩu trong tháng 1/2018 chỉ đến từ một văn phòng vùng của FDA và liên quan đến các lô hàng từ 2 công ty:

  • Sea Fresh (Bangladesh), công ty hiện không có trong danh sách cảnh báo nhập khẩu 16-124, 16-127 hoặc 16-129, có 4 lô hàng bị từ chối do chứa nitrofurans, được báo cáo từ văn phòng West Coast ngày 22/1;
  • Zhangzhou TaiWang Food Co., Ltd. (Trung Quốc), công ty hiện không được miễn trừ khỏi danh sách cảnh báo nhập khẩu 16-131, có 1 lô hàng tôm bị từ chối do dư lượng thuốc BVTV, báo cáo từ văn phòng West Coast ngày 24/1.

Ngoài ra, trong tháng 1/2018, FDA báo cáo từ chối 14 lô hàng tôm nhập khẩu do salmonella, tất cả đều có xuất xứ từ Ấn Độ. Ba nhà xuất khẩu Ấn Độ riêng lẻ – Falcon Marine Exports Pvt. Ltd. (1 lô); Sandhya Aqua Exports Pvt. Ltd. (1 lô); and Jagadeesh Marine Exports (11 lô) – được xác định là các nhà sản xuất của các lô hàng tôm bị từ chối. Hai trong số 3 công ty này – Falcon Marine Exports Pvt. Ltd. (20/12/2017) và Sandhya Aqua Exports Pvt. Ltd. (13/12/2017) – gần đây được bổ sung vào cảnh báo nhập khẩu 16-81 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế sản phẩm thủy sản do Salmonella”).  Nhà sản xuất PT Bumi Menara Internusa của Indonesia có 1 lô hàng bị từ chối, đã được bổ sung vào danh sách cảnh báo 16-81 vào ngày 14/12/2017.

Sự kết hợp của tiếp diễn sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm và sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh trên các sản phẩm tôm tại Ấn Độ một lần nữa làm dấy lên lo ngại về sự phát triển và lây lan của vi khuẩn kháng kháng sinh. Trong khi các nhà sản xuất tôm nước ngoài và các nhà nhập khẩu tôm nỗ lực giảm nhẹ mối đe dọa của kháng sinh trong nuôi tôm, những công ty này không cung cấp được bằng chứng cho thấy nỗ lực xóa bỏ sử dụng kháng sinh tại các nước như Ấn Độ và Việt Nam.

Theo Shrimp Alliance (gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường