Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Một vành đai, Một con đường là con đường hai chiều
06 | 03 | 2018
Một con đường mòn đầy đá cuội và một bản đồ được khắc lên đá đánh dấu tiền đồn đầu tiên của Con đường tơ lụa cổ dài 3.000km. Đây là khởi nguồn cho hơn 1.000 năm các đoàn đi buôn chuyên chở chè bắt đầu hành trình kéo dài nhiều tháng của họ, xuyên qua các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên và Quý Châu để tới Tây Tạng và các điểm đến tới tận Ấn Độ, Nepal và Trung Đông.

Trung Quốc đang nỗ lực hồi sinh tuyến đường này với một sáng kiến mới mang tên Một vành đai, Một con đường (OBOR), kết nốii các điểm đến tận Hamburg, Đức và Luân Đôn tới tâm điểm sản xuất chè của Trung Quốc. Sáng kiến này dành 4.000 tỷ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường kết nối tại 68 nước, với dân số chiếm hơn 65% tổng dân số thế giới.

Trung Quốc sản xuất chè nhiều hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới và tiêu thụ 1/3 sản lượng chè toàn cầu, với diễn biên tăng ổn định tiêu dùng chè xanh trên đầu người và dân số. Trung Quốc là nước xuất khẩu chè lớn với giá trị xuất khẩu hàng năm khoảng 1,5 tỷ USD, nhưng ít được biết đến với vai trò ngày càng lớn về nhu cầu đối với chè từ các nguồn cung cấp khác trên thế giới.

Gần đây, chính phủ Ấn Độ và thành phố Thượng Hải đã đón tiếp 1 phái đoàn gồm 100 nhà nhập khẩu chè Ấn Độ quan tâm đến giao dịch chè. Với nguồn cung chè nội địa, có vẻ việc tìm kiếm nguồn cung chè mới không mấy cần thiết đối với Trung Quốc, nhưng thế hệ trẻ Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng chè đen. Năm 2017, xXuất khẩu chè đen từ Ấn Độ sang Trung Quốc là 2.800 tấn.

Trung Quốc đã sáng chế ra chè đen và sản xuất một lượng lớn chè đen Yunnan và Quimen, nhưng là loại chè sản xuất thủ công, đắt đỏ. Sự ưa chuộng ngày càng mạnh đối với chè đen gần đây xuất phát từ ảnh hưởng của lối sống phương Tây, được phối trộn với trái cây và hoa, cùng với hiện tượng trà sữa. “Phân khúc người rẻ cũng đang cho thấy sự ưa thích chè đen hơn chè xanh (tiêu dùng chè đen tăng trung bình 40%/năm từ năm 2020 đến nay, trong khi tiêu dùng chè đen chỉ tăng chậm), sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu chè đen, dù với xuất phát điểm thấp”, theo The Economist Intelligence Unit.

Một cốc trà sữa có thể chứa hàm lượng calorie và caffeine tương đương 8 lon Red Bull. Các cửa hàng trà cha phong cách Hong Kong đang tận hưởng giai đoạn tăng trưởng mạnh khi tiêu chuẩn sống tại Trung Quốc tăng và sự thay đổi trong lối sống”, theo nhận định của Jason Yu, tổng giám đốc của hãng nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel. Theo đó, 2/3 người tiêu dùng tại Trung Quốc chi tiêu vào các đồ uống chế biến tại chỗ, bao gồm cà phê và trà sữa, các đồ uống thu hút người tiêu dùng độ tuổi 15-49 tại 27 thành phố lớn tại đại lục.

FAO dự báo tốc độ tăng trưởng tiêu dùng chè hàng năm tại Trung Quốc sẽ đạt 15%/năm từ nay đến năm 2024. Tiêu dùng chè bình quân đầu người hiện chỉ hơn 1kg/người/năm, thấp hơn nhiều so với mức tiêu dùng bình quân tại nhiều nước phương Tây và Trung Đông, dẫn đầu là Ireland và Thổ Nhĩ Kỳ. Trung Quốc đứng thứ 14 thế giới về tiêu dùng chè trên đầu người. Nghiên cứu thị trường cho thấy chỉ 35% dân số Trung Quốc thường xuyên uống chè.

Các nước châu Á kiếm được 4,3 tỷ USD xuất khẩu chè trong năm 2016, chiếm 65,5% trong tổng giá trị xuất khẩu chè toàn cầu đạt 6,5 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu chè của Trung Quốc đạt 1,5 tỷ USD, chiếm 22,8% tổng giá trị xuất khẩu chè toàn cầu. Tỷ trọng xuất khẩu chè trong tổng xuất khẩu thường cao hơn tại các nước sản xuất như Kenya và chiếm vị trí quan trọng trong nguồn thu ngoại tệ của các nền kinh tế như của Sri Lanka, nhưng không nước nào trong số này có tiềm năng thị trường nội địa lớn như Trung Quốc.

Châu Mỹ chỉ đóng vai trò khiếm tốn trên thị trường chè, chiếm 2,5% tổng xuất khẩu chè thế giới, nhưng là thị trường có tiềm năng lớn. Trong số 15 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới, các nước tăng trưởng nhanh nhât từ năm 2012 đến nay là Nhật Bản (69,1%), UAE (61,9%), Mỹ (46,9%) và Trung Quốc (42,5%).

Con đường hai chiều

Sáng kiến Một vành đai, Một con đường (OBOR) thu hút sự chú ý khi chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất lần đầu tiên vào năm 2013. Ban đầu được cho là nhằm củng cố ảnh hưởng có lợi của Trung Quốc lên thương mại toàn cầu bằng cách cải thiện các tuyến đường sắt, cảng và các hệ thống đường cao tốt cho thị trường xuất khẩu trị giá 4.000 tỷ USD, Trung Quốc hiện được cho là dẫn đầu thương mại hóa và Mỹ lại đang là nước rút khỏi các thỏa thuận thương mại và loanh quanh với các rào cản của chủ nghĩa bảo hộ.

Năm 2016, Trung Quốc nhập khẩu tổng cộng 1.590 tỷ USD. OBOR là con đường hai chiều. Sự thịnh vượng của tầng lớp trung lưu đang tạo ra nhu cầu ngày càng cao đối với các loại chè giá trị gia tăng nguồn gốc ngoại lai hơn là chè truyền thống Trung Quốc. Ví dụ, Starbucks cho biết doanh thu các loại chè có công thức phối trội lạ tăng 40% tại 3.000 địa điểm của Trung Quốc. Các loại chè đá lắc có trái cây (nho) và hương vị trái cây (đào) đã quen thuộc với người Mỹ nhưng lại lạ lẫm tại các nước khác. Thực tế quan trọng là chè uống lạnh đã là một yếu tố thu hút.

Triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc

Tháng 5/2017, trong Hội nghị Vành đai và Con đường cho Hợp tác quốc tế, chủ tịch Tập Cận Bình thông báo Trung Quốc sẽ tổ chức Triển lãm nhập khẩu quốc tế vào tháng 11/2018. Thượng Hải là địa điểm được lựa chọn tổ chức sự kiện, WTO và UN là các nhà tài trợ chính.

Chè chỉ là một phân khúc nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu thực phẩm 110,65 tỷ USD của Trung Quốc, nhưng một số nước sản xuất chè đang bày tỏ sự quan tâm, bao gồm Sri Lanka, Kenya và Ấn Độ. Triển lãm tổ chức từ ngày 5-10/11 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc gia, trung tâm triển lãm trong nhà lớn nhất thế giới, với 16 sảnh lớn và 60 phòng hội thảo. Sự kiện này dự kiến thu hút 150.000 các cá nhân hoạt động chuyên nghiệp trên toàn thế giới và rất nhiều nhà bán hàng đang kỳ vọng vào sự kiện này để thâm nhập thành công vào thị trường chè Trung Quốc.

Top 15 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2016:

Nước

Giá trị

Thị phần

Trung Quốc

1,5 tỷ USD

22,8%

Sri Lanka

1,3 tỷ USD

19,2%

Kenya

680,6 triệu USD

10,4%

Ấn Độ

661,7 triệu USD

10,1%

UAE

287,9 triệu USD

4,4%

Đức

232,7 triệu USD

3,6%

Ba Lan

194,4 triệu USD

3%

Anh

136,5 triệu USD

2,1%

Mỹ

127,7 triệu USD

2%

Indonesia

113,1 triệu USD

1,7%

Nhật Bản

108,9 triệu USD

1,7%

Việt Nam

104,1 triệu USD

1,6%

Argentina

97 triệu USD

1,5%

Hà Lan

85,9 triệu USD

1,3%

Bỉ

83,1 triệu USD

1,3%

Theo World Tea News (gappingworld.com)

 

 



Báo cáo phân tích thị trường