Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XNK NLTS SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ THÁNG 8/2022
15 | 09 | 2022

Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD)

TÌNH HÌNH CHUNG

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu khoảng 8,64 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 14,1% so với 6 tháng đầu năm 2022. Trong số các nhóm mặt hàng nông lâm thủy sản, Hoa Kỳ đang mua nhiều nhất hạt điều, thủy sản, gỗ, cao su của Việt Nam. Trong đó, riêng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 64,3% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng nông sản sang Hoa Kỳ trong 7 tháng đầu năm nay.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa kỳ trong tháng 7/2022 là gỗ và các sản phẩm gỗ (chiếm 64,1%), thủy sản (15,3%), hạt điều (6,5%). So với tháng 6/2021, các mặt hàng NLTS của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ có xu hướng giảm trong đó gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm 11,1%, thủy sản giảm 24,4%, rau quả giảm 23,3%, sản phẩm từ cao su giảm 10,4%. (Chi tiết tại phụ lục đính kèm).

Thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ và các mức thuế trả đũa sau đó do Trung Quốc và các nước khác áp đặt đối với hàng nông sản xuất khẩu của Hoa Kỳ đã làm tổn hại đến ngành nông nghiệp Hoa Kỳ và có thể tác động đến sản xuất trong tương lai, làm tăng giá lương thực hơn nữa.

Theo dữ liệu của Chính phủ Mỹ công bố ngày 25/8, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã giảm trong quý 2 song vẫn thấp hơn so với dự báo trước đó trong bối cảnh số liệu điều chỉnh cho thấy xuất khẩu và chi tiêu tăng mạnh hơn. GDP quý 2 của Mỹ đã giảm 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức dự báo giảm 0,9% mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra vào tháng 7 vừa qua. Báo cáo của Chính phủ Mỹ nêu rõ việc điều chỉnh tăng dự báo trong dữ liệu gần đây nhất chủ yếu phản ánh đà tăng xuất khẩu và mức giảm chi tiêu ít hơn dự kiến của chính phủ liên bang trong khi chi tiêu tiêu dùng tăng cao.

Theo số liệu Cục thống kê Lao động, lạm phát đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập niên. Mức giá mà người tiêu dùng trả cho hàng hóa và dịch vụ đã tăng 8,5% trong tháng 7/2022 so với một năm trước đó. Giá khí đốt gần đây đã giảm, song giá hàng tạp hóa vẫn rất tăng. Giá thực phẩm đã tăng 10,9% trong 12 tháng qua tính đến tháng 7/2022, trong đó giá nhiều mặt hàng tiêu dùng hằng ngày tăng cao hơn như trứng tăng 38%, cà phê tăng hơn 20% và thịt nguội cũng tăng cao hơn.

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày 7/9 đã công bố báo cáo Sách Be (Beige Book) định kỳ về tình hình kinh tế Mỹ, trong đó dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng chậm cho đến cuối năm và lạm phát sẽ giảm.

Báo cáo chi tiết xem tại đây.



Báo cáo phân tích thị trường