Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XNK NLTS SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN THÁNG 11/2022
16 | 12 | 2022

Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD)

TÌNH HÌNH CHUNG

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG

10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) của Việt Nam sang thị trường ASEAN chiếm 17,6% tổng xuất khẩu NLTS của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu NLTS của Việt Nam sang các nước ASEAN đạt gần 4 tỷ USD, tăng 28,18% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi nhập khẩu đạt 6,05 tỷ USD, tăng 10,87% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 10/2022, kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt 392,15 triệu USD, tăng 13,91% so với tháng trước và giảm 0,11% so với cùng kỳ năm 2021.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang ASEAN trong tháng 10/2022 là gạo (chiếm 41%), thủy sản (chiếm 16%), hàng rau quả (chiếm 9 %); phân bón các loại (chiếm 9%); cà phê (chiếm 7%). So với tháng 10/2021, có 5/13 mặt hàng NLTS có kim ngạch xuất khẩu tăng, cao nhất là sắn và các sản phẩm từ sắn (tăng 260%), chè (tăng 59,96%); rau quả (tăng 40,08%); sản phẩm từ cao su (tăng 19,32%)… 8/13 mặt hàng có xu hướng giảm, giảm mạnh nhất là cao su (giảm 40,85%); cà phê (giảm 19,30%); hạt tiêu (giảm 18,64%)….Chi tiết tại phụ lục đính kèm).

Trong Hội nghị cấp cao ASEAN, Việt Nam đã có buổi gặp mặt và trao đổi với Philipin. Trong đó, lãnh đạo hai nước đã bày tỏ hài lòng chứng kiến quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Philippines phát triển tốt đẹp dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19; đặc biệt đánh giá cao việc hai bên duy trì hiệu quả các hoạt động tiếp xúc, trao đổi cấp cao. Việt Nam cũng đã đề nghị hai nước tăng cường giao thương, trong đó có thương mại gạo; xem xét gỡ bỏ các rào cản không cần thiết, tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp của nhau, thúc đẩy thương mại nông sản, nhất là các mặt hàng có giá trị gia tăng cao... Phía Philipin cũng đã tỏ ra tán thành với những đề xuất từ phía Việt Nam và khẳng định mối quan hệ bền vững giữa hai bên trong tương lai.

Chính phủ Thái Lan đã thông qua 81,2 tỷ baht (tương đương 55,9 nghìn tỷ đồng) hỗ trợ cho ngành lúa gạo trong niên vụ 2022-2023. Trong đó, 55 tỷ baht (khoảng 37,9 nghìn tỷ đồng) chiếm 68% ngân sách trên sẽ được sử dụng để xây dựng dự án quản lý và phát triển chất lượng gạo được sản xuất bởi 4,68 triệu nông hộ của Thái Lan. Tiếp đó, khoảng 18,7 tỷ baht (khoảng 12,9 nghìn tỷ đồng) chiếm 23% ngân sách trên sẽ được sử dụng để trả chênh lệch giữa giá thị trường và giá đảm bảo. Số ngân sách còn lại sẽ được sử dụng với mục đích ổn định giá gạo và tín dụng hỗ trợ nông dân chậm đưa lúa gạo ra thị trường. Ngoài ra, chính phủ cũng đặt mục tiêu sẽ xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023.

Ngày 9/11, nhãn của Campuchia đã chính thức được xuất khẩu nhãn sang thị trường Trung Quốc, đánh dấu một sự hợp tác hiệu quả khác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước. Hiện Campuchia đang xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu, thủy sản đánh bắt, thủy sản nuôi trồng, yến sào, dừa các loại sang thị trường Trung Quốc.

Báo cáo chi tiết xem tại đây.



Báo cáo phân tích thị trường