Nguồn: markettimes.vn
Đường làm mòn men răng và mức giá tăng vọt của nó (tăng 41% trong năm nay), cũng sẽ “làm mòn đi” ngân sách của người tiêu dùng trên toàn cầu.
Trả thêm khoảng 40 pence trong siêu thị cho mỗi kg có thể không khiến nhiều người để ý nhưng tại các nền kinh tế đang phát triển với dân số ngày càng tăng, cơn sốt đường đang diễn ra. Nguồn cung bị thắt chặt, trong khi tiêu thụ đường trên toàn cầu không có dấu hiệu giảm bớt.
Giá đường từ cuối năm 2022.
El Nino được cho là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Các nhà sản xuất hàng đầu như Brazil, Ấn Độ, Thái Lan đều gặp vấn đề về nguồn cung.
Đối với Brazil, quốc gia sản xuất đường lớn nhất, việc sản xuất không phải vấn đề. Sản lượng của quốc gia này đã tăng 10-15% so với 2 năm trước. Tuy nhiên, việc đưa đường ra khỏi đất nước là một điều khó khăn. Mưa lớn gây tắc nghẽn tại các cảng quan trọng như Santos gần Sao Paolo đang gây sức ép lên nguồn cung thế giới.
Nhà phân tích cấp cao John Stansfield tại DNEXT Intelligence cho biết thế giới không thể gia tăng sản lượng cho đến ít nhất giữa năm 2025.
Xuất khẩu đường của Ấn Độ giai đoạn 2022-2024.
Ấn Độ và Thái Lan gặp vấn đề ngược lại. Thời tiết khô hạn đã làm giảm năng suất mía. Nhà sản xuất số 2 thế giới là Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu. Các dự báo là khác nhau nhưng một dự báo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho rằng xuất khẩu của Ấn Độ sẽ tiếp tục giảm trong một năm tới – tính đến tháng 9/2024. Lượng xuất khẩu của quốc gia này đã giảm một nửa trong vòng 2 năm.
Sản lượng đường của Thái Lan giảm mạnh trong năm 2023.
Trong khi đó, nhu cầu tại các nền kinh tế mới nổi vẫn chưa dừng lại. Các chuyên gia tại Marex cho biết, các quốc gia như Indonesia hay Ai Cập rất thích đồ ngọt với rất nhiều lễ hội xoay quanh các món ăn có đường và dân số đang tăng nhanh.
Nhu cầu cao ở Trung Đông và Đông Nam Á đồng nghĩa nguồn cung trên toàn thế giới sẽ thiếu hụt 3 triệu tấn trong năm nay. Lượng thiếu hụt này dự kiến sẽ không thu hẹp được trước năm 2025.