Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Loại đường ngọt gấp 300 lần đường mía nhưng rất tốt cho người bệnh tiểu đường
31 | 05 | 2024
So với các loại đường mía hay đường hóa học hằng ngày chúng ta sử dụng, đường cỏ ngọt có những ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều.

Nguồn: kinhte.congthuong.vn

Theo quan điểm của nhiều người, bệnh nhân tiểu đường cần phải kiêng tuyệt đối các loại đồ ngọt, nhất là đường, mật ong... Tuy nhiên sự thật không hẳn như vậy, bởi có một số loại đường không những không gây tăng đường huyết mà còn tốt cho sức khỏe. Đường cỏ ngọt là một trong số đó.

Đường cỏ ngọt có tên tiếng Anh gọi là Stevia, là loại đường được làm từ cây cỏ ngọt, loại đường này được sản xuất và đưa vào sử dụng lần đầu tại các nước châu Mỹ Latinh như Brazil và Paraguay.

Được sản xuất từ thực vật 100% vì thế đường cỏ ngọt tốt hơn đối với các loại đường khác.
Được sản xuất từ thực vật 100% vì thế đường cỏ ngọt tốt hơn đối với các loại đường khác.

Đường cỏ ngọt chứa các hợp chất được gọi là steviol glycoside ngọt hơn đường mía khoảng 150-300 lần. Tuy nhiên, đường cỏ ngọt lại có lượng calo thấp đến mức về mặt khoa học nó là một sản phẩm "không chứa calo".

Được sản xuất từ thực vật 100% vì thế đường cỏ ngọt tốt hơn đối với các loại đường khác. Chúng thường được nhiều người sử dụng, đặc biệt là những người bị tiểu đường hoặc đang trong chế độ ăn ít ngọt có thể thoải mái ăn ngọt mà không sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ngoài ra, loại đường này cũng được bảo quản rất dễ dàng vì chúng không bị lên men.

Đường cỏ ngọt còn giúp giảm nhẹ và ổn định chỉ số đường huyết nhờ tăng tiết insulin, tăng dự trữ đường cho gan, tăng dung nạp glucose ở tế bào cũng như giảm chỉ số HbA1c. Ngoài ra, đường cỏ ngọt còn có nhiều công dụng khác như lợi tiểu, tiêu khát và hạ huyết áp, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp giảm cân

Đường cỏ ngọt có thể dùng thay thế cho các loại đường thông thường trong bữa ăn hằng ngày, dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn: Sử dụng để làm gia vị chế biến các món ăn; Pha cà phê, sinh tố trái cây hay pha trà cỏ ngọt; Rắc lên sữa chua không đường; Rắc lên bánh ngọt khi nướng; Làm kẹo, bánh, mứt,...

Nhìn chung, người bệnh tiểu đường không nhất thiết phải từ bỏ đường hoàn toàn nhưng cũng cần phải chú ý đến lượng đường tiêu thụ. Hơn nữa người bệnh tiểu đường nên cố gắng đa dạng hóa khẩu phần ăn hàng ngày. Tốt nhất người bệnh nên ăn một số loại trái cây và rau quả không đường để giúp bổ sung chất xơ, thúc đẩy nhu động ruột, trì hoãn việc tăng đường huyết...

Với nhóm bệnh nhân này, việc theo dõi sức khỏe định kỳ là rất quan trọng để kiểm soát tình trạng bệnh. Mọi người có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống tốt nhất cho mình.



Báo cáo phân tích thị trường