Trên thực tế, các nhà xuất khẩu muốn bán ra với mức giá hiện tại do hiện có nhiều khách hàng sẵn sàng mua vào, song họ không thể bán ra nhiều do những hạn chế về mặt số lượng quy định bởi Chính phủ.
Tuy nhiên, người tiêu dùng đang mua hạt tiêu từ một số nhà xuất khẩu với giá phổ biến trên thị trường và các thương vụ này không tác động nhiều đến thị trường.
Tuần qua, các hợp đồng trên sàn giao dịch NCDEX giảm giá từ 902 – 1.051 rupi/100 kg, giá đóng cửa hôm 25/8 hợp đồng tháng 9/07 là 12.193 rupi/100 kg. Trên sàn NMCE, các hợp đồng giảm giá từ 600 – 932 rupi/100 kg, với giá đóng cửa hợp đồng tháng 9/07 đạt 12.101 rupi/100 kg.
Theo báo cáo về thị trường hạt tiêu thế giới, do ảnh hưởng bởi xu thế giảm giá trên thị trường Ấn Độ, thị trường hạt tiêu Braxin và Inđônêxia đã xuất hiện làn sóng bán ra với giá thấp. Tuy nhiên, khách hàng vẫn lưỡng lự do dự đoán giá còn giảm nữa.
Theo báo cáo của Tổ chức Hạt tiêu thế giới (IPC), sự giảm giá liên tiếp trên thị trường hạt tiêu Ấn Độ, cùng với sản lượng ước đạt 40.000 – 50.000 tấn và nguồn dự trữ hạn chế trong bối cảnh nhu cầu mạnh trên thị trường hạt tiêu nội địa, với lượng tiêu thụ mỗi năm từ 40.000 – 50.000 tấn dường như không thể định hướng cho thị trường. IPC dự báo thị trường hạt tiêu đen tiếp tục diễn biến trầm lắng.
Tại Lampung, Inđônêxia, giá hạt tiêu cổng trại đã giảm 1.000 rupiah/kg so với tuần trước.
Tại Sarawak, Malaysia, giá hạt tiêu nội địa đã giảm từ 14.940 MYR/tấn xuống còn 14.890 MYR/tấn. Giá hạt tiêu xuất khẩu cũng giảm nhẹ khoảng 1% so với tuần trước.
Giá hạt tiêu nguyên liệu tại Đắc Lắc, Việt Nam cũng giảm từ 48.000 đ/kg xuống còn 46.000 đ/kg vào cuối tuần.
Điều đáng ngạc nhiên là giá hạt tiêu đen giảm không hề ảnh hưởng đến thị trường hạt tiêu trắng vẫn tiếp tục đà tăng giá. Thị trường hạt tiêu trắng Ấn Độ tuần qua biến động trái chiều, với giá hạt tiêu trắng tại Bangka tăng nhẹ do nguồn cung khan hiếm. Giá hạt tiêu trắng giảm 1% tại Sarawak, Malaysia và giảm 7% tại Hải Nam, Trung Quốc.