Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 8,3% GDP năm 2007 và 8,5% năm 2008
19 | 09 | 2007
Sáng 17/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã công bố triển vọng phát triển kinh tế châu Á và Việt Nam năm 2007.
Theo ADB, dù Việt Nam mới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1/2007, nhưng nền kinh tế Việt Nam đang phát triển lành mạnh và tiếp tục phát triển nhanh chóng với mức tăng trưởng GDP là 8,3% năm 2007 và 8,5% năm 2008.

Nhập khẩu của Việt Nam tăng cao

Theo ông Ayumi Konishi, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, đầu tư và tiêu dùng mạnh mẽ đã tạo đà cho tăng trưởng kinh tế mạnh trong nửa đầu năm nay. Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng GDP mạnh ở mức 7,9% trong giai đoạn từ tháng 1 đến 6/2007. Mức tăng này cao hơn 0,5% so với cùng kỳ năm 2006.

Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những tháng qua đã tăng 30,4% trong đó nhập khẩu máy móc thiết bị tăng 46,5%; nhập khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian cũng gia tăng mạnh mẽ. Tính chung, tổng nhập khẩu nửa đầu 2007 cao gần gấp đôi nửa đầu năm 2006.

Sự gia tăng nhập khẩu, một phần liên quan đến đầu tư, đã nới rộng mức thâm hụt mậu dịch hơn dự kiến, nhưng đó chưa phải là một vấn đề quan ngại. Mặc dù lạm phát gia nhưng vẫn ở trong tầm kiểm soát. Điều quan trọng nhất đối với Việt Nam vẫn là đẩy nhanh cải cách và thực hiện khẩn trương hơn các dự án phát triển thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục.

Xuất khẩu vẫn tăng mạnh nhưng có sự giảm sút về tốc độ, tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt 19,7% so với 25,7% cùng kỳ năm 2006. Lượng xuất khẩu dầu thô, hải sản cũng giảm trong khi xuất khẩu hàng dệt may và quần áo tăng 25,9% trong nửa đầu năm và xuất khẩu đồ gỗ cũng tăng 23%.

Theo tiến sĩ Omkar Shrestha – Chuyên gia kinh tế trưởng ADB tại Hà Nội, đầu tư và tiêu dùng mạnh mẽ là những động lực chính của phát triển kinh tế ở Việt Nam. Đầu tư tăng 14% trong nửa đầu năm, do được khích lệ bởi việc Việt Nam gia nhập WTO và bởi những cải thiện trong môi trường kinh doanh. Phần lớn tăng trưởng đầu tư là từ khu vực tư nhân trong nước với phần đóng góp trong đầu tư tổng thể đã tăng lên khoảng 35% trong nửa đầu năm 2007, so với mức tăng 23% trong 6 năm.

Đầu tư mạnh mẽ đã dẫn đến mức tăng nhanh chóng 30,4% về nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu 2007, và nhập khẩu hàng hóa máy móc thiết bị tăng 46,5%. Nhập khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian

cũng gia tăng mạnh mẽ. Về xuất khẩu, sau khi gia nhập WTO, hàng dệt may và quần áo tăng 25,9% trong nửa đầu năm, sau khi hủy bỏ hạn ngạch, và xuất khẩu đồ gỗ cũng tăng 23%.

Năm 2008 kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng đến 8,5%

Trong những năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập nền kinh tế đất nước vào các mạng lưới kinh doanh toàn cầu, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, duy trì động lực cho cải cách trong nước, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến tăng đến 8,5% trong năm 2008.

Do có sự tăng trưởng mạnh của hai trong số các ngành xây dựng, công nghiệp dự kiến tăng 10,6% năm 2008. Dịch vụ, được khích lệ bởi tiêu dùng và du lịch, cũng như việc mở cửa dần dần của một số khu vực cho sự tham gia của nước ngoài, dự kiến sẽ tăng 8,6% vào năm sau. Lợi ích về mậu dịch có từ việc gia nhập WTO dự kiến sẽ giữ mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong năm 2008 ở mức 22%.

Về lạm phát, ADB dự báo sẽ duy trì ở 7,8% năm 2007 và dự kiến sẽ giảm tiếp đến 6,8% năm 2008. Do đó tình hình được coi như trong tầm kiểm soát, mặc dù mức lạm phát tương đối cao đòi hỏi Chính phủ phải xem xét cẩn trọng.

Tăng trưởng kinh tế cho cả năm của Việt Nam vẫn ở mức dự kiến là 8,3% năm 2007 và 8,5% trong năm 2008. Mức lạm phát sẽ duy trì ở mức khoảng 7,8% năm 2007. Theo đánh giá của một số chuyên gia, mức lạm phát này cao hơn mức trung bình của các nước thành viên đang phát triển khoảng 4% và cao hơn của một số nước trong khu vực như Philippines, Singapore, Thái Lan…

ADB cũng dự báo tỷ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam năm tới sẽ giảm xuống mức 6,8% dưới tác dụng của các chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ Việt Nam áp dụng gần đây.

Dự báo về triển vọng kinh tế của Việt Nam trong 2008 cũng khá sáng sủa. Theo đó sản xuất, xây dựng và công nghiệp dự kiến tăng 10,6% trong năm 2008. Dịch vụ cũng đạt mức tăng dự kiến 8,6%. Mức tăng trưởng xuất khẩu sẽ tiếp tục ở mức cao với mức tăng dự kiến là 22%



Theo baothuongmai.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường