Biên độ giao động giá trong tuần khá lớn, với sự góp mặt của cả hoạt động đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống. Nhiều thương nhân cũng tiến hành chuyển đổi kỳ hạn một số hợp đồng trong tuần.
Việc sửa đổi một số quy định về cơ cấu hình phạt đối với các nhà xuất khẩu không giao hàng đúng kỳ hạn cũng đẩy người mua vào thế bất lợi. Giá hạt tiêu giao ngay trên sàn NCDEX cũng trở nên hợp lý hơn sau khi có điều chỉnh cơ cấu phạt.
Nguồn cung trên thị trường giao ngay vẫn bị thắt chặt do nhu cầu tiêu thụ nội địa mạnh trước thời điểm mùa đông và mùa lễ hội. Một lượng lớn hạt tiêu trên thị trường sơ cấp đang được chuyển đến miền bắc Ấn Độ để bán ra trên thị trường thứ cấp. Các nhà xuất khẩu cũng đang tìm cách mua hạt tiêu từ các sở giao dịch hàng hoá. Dự đoán giá hạt tiêu sẽ tiếp tục lên trong các ngày tới do bối cảnh nguồn cung đang chặt.
Theo báo cáo của Cộng đồng Hạt tiêu Thế giới tuần qua, thị trường hạt tiêu đen Ấn Độ cuối cùng cũng đã khởi sắc và giá đã nhích lên. Nguyên nhân là do sự tăng giá của đồng rupee so với đôla Mỹ kết hợp với tình trạng khan hiếm cung.
Hạt tiêu Malabar giao ngay tăng 6,8% so với tuần trước. Tại Sở Giao dịch hàng hoá, hoạt động mua bán diễn ra sôi động. Giá hạt tiêu giao tháng 10/07-3/08 tăng đáng kể từ 11-13%.
Tại Lampung, Inđônêxia, giá cổng trại trung bình ổn định ở mức 24.000 rupiah/kg. Tại Sarawak, Malaysia, hạt tiêu đen giảm 1%, trong khi giá xuất khẩu FOB giảm 400 USD xuống còn 3.500 USD/tấn. Tại Sri Lanka, hạt tiêu ổn định ở mức 330,15 rupi/kg.
Về thị trường hạt tiêu trắng, giá hạt tiêu Muntok trên thị trường Bangka, Inđônêxia giảm còn 36.000 rupiah/kg. Tại Sarawak, giá hạt tiêu nội địa ổn định, trong khi giá xuất khẩu giảm 1%.
Xuất khẩu hạt tiêu trong 8 tháng đầu năm nay của Việt Nam giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái và nguồn cung xuất khẩu hiện cũng đang khan hiếm.
Uỷ ban Thương mại Hạt tiêu Braxin cho biết, các nhà nhập khẩu Mỹ đã bắt đầu mua hạt tiêu ASTA và Châu Âu tiếp tục nhập khẩu hạt tiêu FAQ. Thị trường hạt tiêu Braxin đang hồi phục trở lại sau khi giảm giá liên tiếp trong 10 ngày do nhu cầu tiêu thụ tăng và nguồn cung trong nông dân giảm.
Hoạt động mua bán sôi động tại Inđônêxia, Braxin và Việt Nam. Ấn Độ cũng mua vào hạt tiêu ASTA/FAQ