Chăn nuôi bò sữa đang gặp khó khăn gì?
Trong 33 tỉnh chăn nuôi bò sữa hiện nay, chỉ có 10 tỉnh người dân có kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa. Đàn bò những tỉnh này liên tục phát triển trong những năm qua và người dân luôn giải quyết đ
Ông Hoàng Kim Giao, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chăn nuôi: Người dân nuôi bò sữa mới nên chọn giống bò phù hợp với điều kiện gia đình nhà mình, không có diện tích cỏ lớn, không có kinh nghiệm… không nên tham. Trồng cỏ cho bò sữa phải dần thành một nghề, là hàng hoá, buôn bán trên thị trường để người có điều kiện nuôi bò không có điều kiện trồng cỏ có thể thuê, mua. Đấy là bước đệm cho chăn nuôi bò sữa thành công. Ông Phùng Quốc Quảng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Bà con phải hết sức thận trọng trong việc nuôi mới và tăng đàn bò sữa để tránh rơi vào cuộc khủng hoảng như trước đây. Không nên nuôi tràn nan, phong trào mà phải có bước đi vững chắc. |
ược những khó khăn phát sinh. Các tỉnh còn lại chưa có kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa nên gặp rất nhiều khó khăn, những hộ lần đầu chăn nuôi thường gặp thất bại. Ngoài khó khăn về kinh nghiệm chăn nuôi, thiếu bò giống và giá giống lên xuống bất thường cũng liên tục “hành hạ” người chăn nuôi, làm cho những hộ ít có kinh nghiệm chăn nuôi thất bại. So với các nước trong khu vực, quy mô chăn nuôi hộ gia đình của chúng ta còn nhỏ và phương thức chăn nuôi tận dụng là chính. Một trong những khó khăn lớn nhất của người chăn nuôi bò sữa hiện nay là kiến thức về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi cho bò sữa. Hiện người chăn nuôi vẫn chưa đảm bảo thức ăn đủ số lượng và chất lượng thường xuyên. Khẩu phần ăn cho bò sữa thường mất cân đối, đặc biệt là đối với bò sữa cao sản, điều này đã làm ảnh đến hiệu quả chăn nuôi. Các loại thức ăn bổ sung, như Premix – vitamin, Premix – khoáng, tảng liếm và các loại thức ăn vi lượng chưa được người chăn nuôi coi trọng. Việc dự trữ thức ăn cho bò sữa vào mùa đông cũng là một vấn đề lớn mà người dân chưa giải quyết được, bò sữa thường bị đói vào mùa này. Công việc chăm sóc và phòng trị bệnh về sinh sản ở bò sữa của người chăn uôi còn yếu. Nhiều khi bò bị ốm, bò phối nhiều lần không chửa… không được điều trị kịp thời do thiếu thiết bị kỹ thuật. Sữa cũng không đảm bảo chỉ tiêu vi sinh vì chuồng trại bẩn, thức ăn, vệ sinh không tốt.
Trong khi đó, hệ thống thu mua, bảo quản sữa còn rất hạn chế ở các vùng mới phát triển bò sữa do thiếu các thiết bị lạnh, các dụng cụ chuyên dùng, thiếu điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông khó khăn, khả năng tiếp nhận sữa ở các điểm thu mua hạn chế… Thêm vào đó, việc phân loại sữa, trả tiền người nuôi bò còn chưa khách quan, người nuôi lệ thuộc nhiều vào các Cty thu mua sữa. Nhưng cho đến tận bây giờ giữa Cty chế biến, thu mua sữa vẫn chưa có cơ chế phù hợp với nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu cũng như tổ chức hệ thống thu mua.
Chúng tôi cần giống và kỹ thuật!
Trong tổng số 37 câu hỏi được đặt ra tại Khuyến nông @ công nghệ lần này thì có đến hơn 2/3 tập trung vào các giải pháp kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa và giống. Có một điều rất dễ nhận thấy là nhận thức của người dân về con bò sữa hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Nuôi bò sữa là làm giàu chứ không phải xoá đói giảm nghèo và các yêu cầu kỹ thuật về chăn nuôi bò sữa phải là chuyên nghiệp chứ không phải cứ làm thế nào thì làm . Nhà khoa học, nhà quản lý và cả những người đã, đang nuôi bò sữa thành công cùng chia sẻ điều này với rất nhiều nông dân đang lên kế hoạch nuôi bò sữa trong thời gian tới. Điều này sẽ giúp chăn nuôi bò sữa hộ gia đình phát triển bền vững và những người lần đầu tiên chăn nuôi bò sữa sẽ tránh được những thất bại như trước đây.
Ông Tống Văn Gioi ở Mộc Bắc, Duy Tiên (Hà Nam) hỏi: Sau khi đẻ, sau nhiều lần phối giống bò của tôi không chửa được. Bác sĩ thú y địa phương bảo bò tôi bị viêm nhiễm. Làm thế nào để bò chửa lại? Trả lời: Bò của bác đã đẻ sau 20 tháng và phát hiện một bên teo và một bên viêm buồng trứng, như vậy là bò của bác bị u nang buồng trứng. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị được. Bác nên mời bác sĩ có chuyên môn chữa trị bệnh này, đồng thời kết hợp điều trị thêm viêm tử cung. Khỏi bệnh, bò của bác sẽ có chửa khi phối giống. Những con bò ra dịch mà phối giống không được cũng là do bị u nang buồng trứng. Liên quan đến việc tại sao bò không chửa, ông Phùng Quang Lập ở Phù Đổng, Gia Lâm (Hà Nội) hỏi: Tại sao tôi phối rất nhiều lần bò không chửa? Trả lời: Khi phối giống, bò có động thai hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thứ nhất là chất lượng bò có thể thụ thai không. Thứ hai là kỹ thuật dẫn tinh có đúng không. Thứ ba là tinh đó có đảm bảo chất lượng không. Bác nên xem kỹ ở 3 khâu này xem có khuyết chỗ nào không. Liên quan đến vấn đề tránh bò bị viêm nhiễm vú, Viện Thú y cho rằng người dân cần tuân thủ chặt chẽ quy trình vắt sữa, vệ sinh chỗ nằm. Sau khi vắt sữa 30 phút không nên để bò nằm vào nơi chuồng trại không sạch sẽ, mất vệ sinh, vì như thế sẽ rất dễ bị viêm vú. Viện Thú y cũng sẵn sàng trả lời những câu hỏi của người dân vào bất cứ lúc nào liên quan đến vấn đề này.
Từ trước đến nay, nhiều người chăn nuôi bò sữa ở miền Bắc thấy bò gặm chuồng, ăn vữa, thường cho bò uống nước vôi, coi đây là một giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại khẳng định: Về mặt khoa học thì không nên cho bò sữa uống nước vôi vì trong nước vôi có nhiều thành phần, không chỉ có khoáng. Với nhiều con bò sữa khả năng hấp thụ khoáng kém thì không tốt. Cụ thể về việc này người chăn nuôi nên làm theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chăn nuôi trong trường hợp cụ thể.
Giá sữa lên, giá bò sữa lên, giá thức ăn chăn nuôi cho bò sữa cũng lên nhưng người dân nuôi bò sữa thì thường “mù tịt” không biết các thành phần trong thức ăn chăn nuôi là gì vì nhà sản xuất không ghi. Làm thế nào để biết được các thành phần này? Theo kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Gioi ở Mộc Bắc, Duy Tiên (Hà Nam) thì tốt nhất là những hộ chăn nuôi nên chủ động hoàn toàn thức ăn tươi bằng việc trồng được diện tích cỏ tương ứng với số bò. Chế độ thức ăn khô thì xây dựng riêng cho con bò của mình. Trong trường hợp thức ăn chăn nuôi không ghi rõ thành phần thì phải hết sức thận trọng. Vì thế phải luôn theo dõi sát sao, liên tục, thường xuyên cả ngày lẫn đêm, có hiện tượng gì là lập tức xử lý ngay. Ăn thừa cái gì, thiếu cái gì là phải đoán được bò của mình đang thiếu chất gì. Nhiều người đang lên kế hoạch nuôi bò sữa trong năm tới đã rất băn khoăn về việc chọn giống và chuẩn bị thức ăn, kỹ thuật. Về vấn đề này các nhà khoa học và những nông dân chăn nuôi bò sữa thành công cho rằng không nên chọn ngay con bò HF thuần nuôi vì nuôi con này rất khó nuôi ở vùng đồng bằng, nên chọn con F1, có kinh nghiệm rồi nuôi con F2, F3. Về diện tích cỏ phải luôn đảm bảo. Ngoài ra việc tiêu thụ sữa, các kỹ thuật vắt sữa, chăm sóc cũng phải được trang bị đầy đủ. Đây sẽ là điều kiện tiên quyết để nuôi bò sữa thành công