Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường cao su thế giới tuần 12-19/10/2006
02 | 10 | 2007
Thị trường cao su thế giới biến động thất thường trong tuần qua, với giá tăng giảm theo nhu cầu mua ở thị trường Tokyo và thời tiết ở những nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới.
Thái Lan đang gặp mưa lũ, ảnh hưởng tới việc thu hoạch và vận chuyển cao su. Sản lượng của Indonexia cũng đang chậm lại do thời tiết nóng và là tháng lễ hội hồi giáo. Thời tiết thất thường và mùa đông đã làm giảm 30-40% sản lượng ở nhiều nông trường cao su ở miền Tây nước này, làm hạn chế khối lượng xuất khẩu. Dự báo sản lượng cao su Indonexia năm 2006 sẽ vẫn tăng, xong chậm hơn so với năm ngoái. Sản lượng năm nay sẽ tăng khoảng 3,5%, trong khi sản lượng năm 2005 tăng khoảng 10% là 2,27 triệu tấn. Kết quả là khả năng xuất khẩu của Indonexia năm 2007 sẽ giảm xuống.
Một số thông tin khác:
+Tiêu thụ cao su tổng hợp ở Ấn Độ đã tăng mạnh trong thời gian qua, phản ánh tiêu thụ cao su tự nhiên giảm sút. Trong giai đoạn tháng 4-8/2006, tiêu thụ cao su tự nhiên ở Ấn Độ chỉ tăng 0,5%, do tiêu thụ cao su tổng hợp tăng lên, đặc biệt trong ngành sản xuất lốp xe, do khoảng cách giá giữa hai loại cao su này tăng mạnh. Khi giá cao su RSS4 lên tới 110-115 Rupi/kg thì giá cao su tổng hợp chỉ khoảng 85-90 Rupi/kg. Theo đánh giá của Ủy ban Cao su Ấn Độ - ngành lốp xe tiêu thụ 50% sản lượng cao su tự nhiên của nước này – đã sử dụng 4-5% cao su tổng hợp. Trong giai đoạn tháng 4-8/2006, mức tăng tiêu thụ cao su tự nhiên của ngành sản xuất lốp xe là 2,9%, so với 10% cùng kỳ năm ngoái. Ngành sản xuất giày dép tăng cường sử dụng cao su tổng hợp cũng góp phần làm giảm tiêu thụ cao su tự nhiên. Hiện các hãng sản xuất giày dép sử dụng khoảng 25.000 tấn cao su tổng hợp. Tiêu thụ cao su tự nhiên của các lĩnh vực không sản xuất lốp xe đã giảm 2,5% trong tháng 4-8/2006.
+ Hiệp hội Cao su Tổng hợp Trung Quốc dự báo sản lượng cao su tổng hợp của nước này năm nay, không tính mủ cao su, sẽ tăng khoảng 100.000 tấn để đáp ứng nhu cầu tăng trên thị trường nội địa. Năm 2005, Trung Quốc đã sản xuất 1,63 triệu tấn cao su tổng hợp. Nhu cầu cao su tổng hợp của Trung Quốc dự báo sẽ tăng trung bình 6% mỗi năm từ nay cho tới 2010, đạt 3,21 – 3,55 triệu tấn ở thời điểm đó. Do vậy,  sản lượng loại cao su này cũng sẽ phải tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu. Dự báo đến 2010, sản lượng cao su tổng hợp Trung Quốc sẽ đạt 2,7 triệu tấn.
+Nhập khẩu cao su tự nhiên vào Trung Quốc, bao gồm cả mủ cao su, đã tăng 20% trong giai đoạn tháng 1-9/2006, đạt 1,19 triệu tấn. Riêng trong tháng 9, nhập khẩu đạt 170.000 tấn. Trung Quốc là nước nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, chủ yếu từ Thái Lan, Indonexia và Malaysia, những nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới. Nhập khẩu cao su tổng hợp, bao gồm cả mủ cao su, đạt 1,03 triệu tấn trong giai đoạn tháng 1-9/2006, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu trong tháng 9 đạt 108.763 tấn.
Sản lượng cao su thế giới 6 tháng đầu năm nay tăng 2,9% đạt 4,43 triệu tấn, so với 4,30 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu trong nửa đầu năm nay tăng 3,4% đạt 3,27 triệu tấn, nhờ xuất khẩu tăng mạnh từ Malaysia, Indonexia và Việt Nam. Trung Quốc, khách hàng mua cao su chính trong năm nay, dự kiến sẽ tiêu thụ 3,8 triệu tấn cao su tổng họp trong năm 2006, so với 3,6 triệu tấn năm 2005.
+ Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) dự báo tiêu thụ cao su tự nhiên và tổng hợp toàn cầu sẽ tăng khoảng 3% trong năm 2007, bằng tốc độ tăng của năm 2006, vì nhu cầu từ các khách hàng vẫn vững, bất chấp giá biến động mạnh. Tiêu thụ cao su tự nhiên và tổng hợp toàn cầu sẽ tăng tới 21,5 triệu tấn trong năm 2006, so với 20,7 triệu tấn năm ngoái. Một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippine và Campuchia có thể nổi lên thành những nước sản xuất cao su chính trong tương lai, xong nguồn cung tăng sẽ không gây lo ngại, vì dự báo thế giới sẽ vẫn thiếu cao su, ít nhất trong 10 năm tới. Có thể sẽ thiếu khoảng 1 triệu tấn mỗi năm.
US cent/kg, FOB:
Xuất xứ
Loại
Kỳ hạn
19/10
12/10
Thailand
RSS3
 Nov
189
185
 
STR20
Nov
189
185
Indonesia
SIR20
Nov
183,7
175,27-176,37
Malaysia
SMR20
Nov
186-188
180-185
 


Theo Vinanet
Báo cáo phân tích thị trường