Với nhiều ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật chăm sóc cây cam^, nên hiện tại huyện có nhiều vườn cam của nông dân đạt năng suất từ 20 đến 25 tấn quả/ha (cao hơn 10 tấn so các vụ cam trước). Huyện Bắc Quang còn xây dựng được thương hiệu cam quả Bắc Quang và khi cam quả đã có thương hiệu thì sẽ có chỗ đứng trên thị trường.
Là huyện miền núi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp để phát triển diện tích trồng cây cam và huyện đã xác định: cây cam là cây kinh tế hàng hoá mũi nhọn của huyện, nên trong các năm qua, huyện này đã đầu tư, hỗ trợ để khuyến khích nông dân phát triển mạnh loại cây này. Huyện đã có gần 3.500 ha cam (tăng hơn 1.500 ha so với năm 2.000); số diện tích cam được trồng tập trung thành vùng cây hàng hoá ở các xã: Vĩnh Tuy, Hùng An, Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Việt Vinh, Quang Minh... và ở tất cả các xã trồng cam trong huyện đều ứng dụng trồng cam sạch, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây cam và không dùng hóa chất để bảo vệ cam quả sau thu hoạch. Thay bằng việc trồng cam theo lối quảng canh thì vụ này tại các vùng trồng cam trong huyện, nông dân đã tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để chăm sóc, thâm canh cây cam; họ đã sử dụng phân Plan (loại phân dành riêng để bón cho cây cam) đồng thời phối hợp với bón phân hữu cơ cho cây cam, phun tưới đủ nước cho cây cam vào thời kỳ sắp thu hoạch, như vậy làm cho cam chín chậm trên cây để bán cam quả dần.../.
(Nguon tin: TTXVN)