Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trái vải chưa tìm được đúng thị trường đầu ra
06 | 07 | 2008
Năm nay, vải được mùa tuy nhiên ở Bắc Giang, người trồng vải chỉ mong bán được 2.00đ/kg. Với giá đó, một nhà có 200 gốc vải chỉ thu về được 6 triệu đồng, đủ trang trải tiền thuốc sâu, phân bón, thuê người thu hái… Nhiều gia đình bán không nổi giá đó thì còn lỗ nặng.
Thực sự, vấn đề cây vải đang làm đau đầu nhiều nhà quản lý. Trước đây, vải được coi là cây xóa đói giảm nghèo. Lúc đó, diện tích trồng vải mới chỉ vài chục ha với vài trăm gốc vải trong mùa thu hoạch giá cao ngất ngưởng, bán tại gốc cũng 5- 6.00đ/kg.

Mỗi gia đình vài chục gốc vải là thu nhập đủ vượt qua mức nghèo đói. Nhưng khi cây vải đã phát triển nhanh, mạnh thì cùng với sự tăng vọt về diện tích trồng, về sản lượng, mỗi mùa thu hoạch, giá vải lại rớt dần. Từ 5.000- 6.00đ/kg, giá vải rớt xuống 4.000đ, 3.000đ rồi 2.000đ/kg.

Đặc tính của trái vải là hái khỏi cành chỉ sau 1 đêm là héo dần, khó bán. Vải cũng chỉ mới tiêu thụ nội địa là chính, có xuất cũng chỉ xuất sang Trung Quốc. Nay Trung Quốc cũng trồng vải nên lượng tiêu thụ sang thị trường này khó và thường bị thương nhân nước này ép giá.

Việc chế biến chưa phát triển tương xứng nên nước vải sau chế biến bị chua nhiều, còn lại là sấy khô với giá trị không cao.

Tình trạng của trái vải là điển hình cho bài học về cung cầu hàng hóa: Khi cung thấp hơn cầu thì giá cao, lợi nhuận lớn. Điều này kích thích người dân đổ xô đi trồng vải cho nên đến lúc cung lớn hơn cầu, giá bắt đầu rẻ và đến khi thấp dưới giá thành, dân sẽ bỏ trồng cây khác, hiệu quả hơn.

Cây vải, tới nay, cung đã vượt cầu, đặc biệt mùa vải chỉ chừng 2 tháng. Bài toán lúc này là làm sao tìm được thị trường cho trái vải.




Nguồn: kinhte24h.com
Báo cáo phân tích thị trường