Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
TOR CHUYÊN GIA PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
01 | 08 | 2011
Giai đoạn hai và ba của dự án tập trung “Xây dựng Chỉ số môi trường kinh doanh cấp tỉnh và huyện cho hộ kinh doanh tại Việt Nam”, trong đó phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp ước lượng sẽ được áp dụng nhằm giải quyết hai vấn đề nói trên. Cụ thể, phương pháp nghiên cứu định tính sẽ góp phần xác định các chỉ số thành phần phản ánh môi trường kinh doanh của hộ kinh doanh một cách chính xác hơn, trong khi đó phương pháp ước lượng khu vực nhỏ sẽ giúp cho việc ước lượng FI cho tất cả các tỉnh, thành, quận và huyện với chi phí thấp khi kết hợp với số liệu sẵn có của Tổng cục Thống kê.
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU:
CHUYÊN GIA PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
 
I. BỐI CẢNH
Nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt dự án tổng thể 5 năm “Nghiên cứu các đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn giai đoạn 2006-2010” do Tây Ban Nha tài trợ và giao cho Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thực hiện.
Ở giai đoạn một của dự án, IRC và IPSARD (2011) đã xây dựng Chỉ số Môi trường kinh doanh của hộ kinh doanh tại Việt Nam (FI) cho hai tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Chỉ số này phản ánh môi trường kinh doanh của các hộ và được xây dựng một cách khoa học dựa trên các số liệu điều tra hộ kinh doanh. Căn cứ vào FI, các địa phương có thể giám sát môi trường kinh doanh, từ đó đề ra các biện pháp nhằm tạo điều kiện phát triển cho các hộ tham gia. Tuy nhiên, từ kết quả điều tra của giai đoạn một, có hai vấn đề cần được đầu tư nghiên cứu sâu để tăng tính chính xác và thực tế của FI:
i.                    FI là chỉ số tổng hợp cấu thành từ các chỉ số thành phần nên việc xác định tốt các chỉ số thành phần có vai trò rất quan trọng.
ii.                 FI được xây dựng từ điều tra hộ kinh doanh nên việc xây dựng FI cho tất cả các tỉnh, thành và quận, huyện yêu cầu chi phí rất cao và không khả thi về mặt chi phí.  
Giai đoạn hai và ba của dự án tập trung “Xây dựng Chỉ số môi trường kinh doanh cấp tỉnh và huyện cho hộ kinh doanh tại Việt Nam”, trong đó phương pháp nghiên cứu định tínhphương pháp ước lượng sẽ được áp dụng nhằm giải quyết hai vấn đề nói trên. Cụ thể, phương pháp nghiên cứu định tính sẽ góp phần xác định các chỉ số thành phần phản ánh môi trường kinh doanh của hộ kinh doanh một cách chính xác hơn, trong khi đó phương pháp ước lượng khu vực nhỏ sẽ giúp cho việc ước lượng FI cho tất cả các tỉnh, thành, quận và huyện với chi phí thấp khi kết hợp với số liệu sẵn có của Tổng cục Thống kê. Các chuyên gia tư vấn sẽ được huy động để xây dựng chỉ số và tiến hành điều tra. Kế hoạch thực hiện như sau:
·        Tiếp tục hoàn thiện phương pháp xây dựng FI và thử nghiệm phương pháp ước lượng khu vực nhỏ để ước lượng FI cho các tỉnh và huyện trong cả nước.
·        Tính toán các chỉ số thành phần của FI và xếp hạng các huyện điều tra dựa trên các chỉ số thành phần.
·        Sử dụng nghiên cứu định tính bao gồm phỏng vấn sâu và hội thảo nhóm để thu thập ý kiến của các nhà hoạch định chính sách ở địa phương và các hộ kinh doanh nhằm xác định chính xác các yếu tố của môi trường kinh doanh và các chỉ số thành phần của FI.
·        Từ kết quả nghiên cứu định tính, thiết kế bảng câu hỏi choĐiều tra mẫu hộ kinh doanh để thiết lập mối tương tác giữa mức độ tham gia chính thức và ngành nghề kinh doanh của các hộ;
·        Tiến hành điều tra thử nghiệm 900 hộ kinh doanh cá thể tại các của 3 tỉnh thuộc Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và miền núi phía Bắc.
·        Xây dựng hệ thống để các câu trả lời và các số liệu thống kê sẽ được tổng hợp thành điểm số cho các tỉnh để tính mức trung bình về mức độ chính thức của các hộ kinh doanh.
·        Đánh giá hiện trạng môi trường kinh doanh, phân tích các yếu tố ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến các hộ kinh doanh
·        Khuyến nghị về chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho các hộ kinh doanh
            Để đảm bảo sự thành công cho các hoạt động nêu trên của dự án, Ban quản lý dự án cần có sự hỗ trợ của 02 Chuyên gia phân tích số liệu. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Ban quản lý Dự án xây dựng điều khoản tham chiếu cho các hoạt động để tham chiếu và quản lý sau này.
 
II. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG:
Chịu trách nhiệm phân tích, xử lý số liệu cho cuộc điều tra.
 
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
Chuyên gia 1:
·        Nghiên cứu đề cương báo cáo chính
·        Xử lý số liệu điều tra cho tỉnh Đắc Lắc và Cần Thơ.
·        Phân tích số liệu, tạo ra các bảng biểu theo mẫu báo cáo chính cho tỉnh Đắc Lắc và Cần Thơ.
·        Tham gia các cuộc họp theo yêu cầu.
Chuyên gia 2:
·        Nghiên cứu đề cương báo cáo chính
·        Xử lý số liệu điều tra cho tỉnh Phú Thọ.
·        Phân tích số liệu, tạo ra các bảng biểu theo mẫu báo cáo chính cho tỉnh Phú Thọ.
·        Tổng hợp số liệu điều tra của tỉnh Phú Thọ, Đắc Lắc và Cần Thơ để xây dựng các bảng số liệu chung cho cả 3 tỉnh
·        Tham gia các cuộc họp theo yêu cầu.
 
IV. SẢN PHẨM
Chuyên gia 1:
·        Số liệu đã được xử lý, phân tích bao gồm các bảng biểu theo mẫu báo cáo chính của tỉnh Đắc Lắc và Cần Thơ.
Chuyên gia 2:
·        Số liệu đã được xử lý, phân tích bao gồm các bảng biểu theo mẫu báo cáo chính của tỉnh Phú Thọ.
·        Các bảng biểu theo mẫu tổng hợp cho cả 3 tỉnh
(Sản phẩm này sẽ là căn cứ để BQL dự án thanh toán kinh phí cho chuyên gia tư vấn.)
 
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN
·        Thời gian thực hiện nhiệm vụ này là 30 ngày làm việc cho mỗi chuyên gia.
·        Dự kiến nhiệm vụ sẽ thực hiện trong tháng 11 năm 2011.
 
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
·         Kinh phí cho hoạt động này là : số ngày làm việc x phí chuyên gia VNM 3
(phí chuyên gia được xác định căn cứ trên kinh nghiệm và năng lực của chuyên gia theo Định mức hiện hành của UN– EU về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển tại Việt Nam.)
·         Mứcchi phí cao nhất cho chuyên gia thực hiện hoạt động này là: 180.000.000 đồng.
 
VII.YÊU CẦU NĂNG LỰC
·        Có trình độ thạc sĩ kinh tế, toán, sắc xuất thống kê, xã hội, xã hội học, thương mại, nông nghiệp, chính sách công, tài chính, tài nguyên môi trường... trở lên, ưu tiên người tốt nghiệp nước ngoài.
·        Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích, tổng hợp và viết báo cáo cho các cuộc điều tra, nghiên cứu.
·        Sử dụng thành thạo phần mềm để xử lý số liệu như STATA, SPSS, SAS…
·        Có khả năng đề xuất ý tưởng và đánh giá vấn đề.
·        Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.


Báo cáo phân tích thị trường