Nhưng kỳ nghỉ lễ năm 2018 trùng khớp với thời gian bắt đầu lệnh cấm khai thác ngày càng dài mà Trung Quốc áp dụng với nhiều vùng lãnh hải của nước này. Đợt cấm khai thác dài hơn sẽ thường diễn ra vào tháng 9 và nhằm giúp các vùng nước bị khai thác quá mức ở phía Đông Trung Quốc và một phần vùng biển phía Nam có thời gian tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Trung Quốc đã đặt vấn đề sử dụng kháng sinh quá mức trở thành một vấn đề lớn trong chiến dịch quy mô toàn quốc gần đây là “Quality and Safety of Seafood”, hay “Chất lượng và An toàn Thủy sản”. “Tuần vừa qua, các nhà chức trách Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt các đợt thanh tra các chợ thủy sản và các sự kiện tuyên truyền được phát sóng rộng rãi trên khắp đất nước để đảm bảo với người tiêu dùng nội địa rằng thủy sản Trung Quốc an toàn cho tiêu dùng. Tại hội thảo toàn quốc vào giữa tháng 4 vừa qua, Zhang Xianliang, một nhà chức trách quản lý thủy sản hàng đầu Trung Quốc, phát biểu về sự cần thiết phải chấm dứt “sự trái ngược” giữa nhu cầu thủy sản ngày càng tăng và áp lực lên môi trường biển của Trung Quốc.
Thời điểm của tuần chất lượng và an toàn thủy sản này chắc chắn không phải tình cờ trùng khớp với giai đoạn tiêu dùng cao điểm của kỳ nghỉ lễ kéo dài. Tuy nhiên, trong khi chính phủ Trung Quốc rõ ràng đang cố gắng tái khẳng định với người dân rằng thủy sản nuôi trồng nội địa an toàn để tiêu dùng, tuyên bố của ông Zhang Xianliang còn khuyến khích tăng nhập khẩu.
Lệnh cấm khai thác và kỳ nghỉ lễ tháng 5 sẽ cộng hưởng làm tăng giá thủy sản trung bình thêm 20% đối với các loai thủy sản chính trên thị trường nội địa như cá chim, mực ống và cá hố, theo hãng thông tấn nhà nước Xiamen đưa tin. Các nhà chức trách Xiamen đảm bảo với người tiêu dùng địa phương rằng sẽ không xảy ra thiếu thủy sản – rằng nhập khẩu và thủy sản nuôi nội địa sẽ bù đắp bất cứ sự thiếu hụt nào. Các nhà chức trách đang tiến tới đảm bảo với người tiêu dùng nội địa bằng nguồn thủy sản nhập khẩu, và đây chính là cơ hội rõ ràng cho các nhà xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc.
SeafoodSource đã gọi tới người tiêu dùng tại các thành phố khác nhau khắp Trung Quốc và đều nhận được phản hồi rằng giá đang đồng loạt tăng. Giá cá đù vàng thậm chsi còn tăng gấp đôi tại một số khu vực. Các cửa hàng thủy sản tại Wenzhou đang đặt mức giá 500 NDT/500gr cá đù vàng cỡ lớn, tương đương 78 USD, và giá cá đù vàng nuôi cũng lên tới 300 NDT, tương đương 47 USD. Giá cá chim hiện ở mức 75 NDT/500gr, tương đưng 11 USD, tăng 20% so với cùng kỳ tháng trước tại nhưng Yangzhou nhưng dự kiến sẽ lên tới 100 NDT/500gr vào kỳ nghỉ lễ tháng 5. Cua biển bán với giá 90 NDT/500gr (14 USD) tại Fuzhou và tôm Mantis có giá bán 100 NDT/500gr (15,7 USD), tăng 30% so với tháng 1.
Xu hướng ưa chuộng thủy sản ngày càng tăng tại Trung Quốc góp phần vào tình trạng thiếu hụt cá đù vàng, vốn được cho là rất tốt cho sức khỏe phụ nữ. Giá tăng vọt do nguồn cung nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu và Trung Quốc buộc phải nhập khẩu.
Với tình trạng thiếu hụt thủy sản và giá cao, rõ ràng đây là cơ hội cho các nhà xuất khẩu các loại thủy sản thay thế. Tuy nhiên, các nguồn cung thủy sản thay thế không phải bao giờ cũng được chấp nhận – người tiêu dùng Trung Quốc luôn phàn nàn về chất lượng cá hố tại vùng biển Ấn Độ Dương không bằng cá hố khai thác từ các vùng nước nội địa.
Điều này có tác động rộng hơn trên phạm vi khu vực. Nguồn cung thủy sản khai thác từ Ấn Độ Dương trong nhiều trường hợp vốn dành cho thị trường Dubai và Trung Đông, cuối cùng lại tìm đường tới Trung Quốc. Các công ty thủy sản Trung Quốc cũng lo ngại việc Mỹ tăng cường giám sát để ngăn chặn nhập khẩu thủy sản phi pháp. Điều này nghĩa là một lượng lớn thủy sản do Trung Quốc khai thác, như cá ngừ, hải sâm và các loại thủy sản khác sẽ được tiêu thụ trên thị trường nội địa.
Đối với Trung Quốc, người tiêu dùng nhạy cảm cả về kinh tế và sinh thái đối với thủy sản nhập khẩu. Theo số liệu chính thức, các tàu cá Trung Quốc đã khai thác 13,2 triệu tấn thủy sản từ các vùng nước ven biển năm 2016. Bộ Nông nghiệp nước này cho rằng mức khai thác bền vững chỉ ở 8 – 9 triệu tấn.
Bất chấp tuyên bố này, mức trợ cấp dành cho ngư dân đã tăng từ 3,1 tỷ NDT (489 triệu USD) trong năm 2006 lên 38,1 tỷ NDT (6 tỷ USD) năm 2013 – mức trợ cấp rất lớn cho thủy sản mà các đội tàu của Trung Quốc đang âm thầm gây thiệt hại cho nguồn lợi thủy sản quốc gia lẫn các nước láng giềng. Khoản tiền này hoàn toàn có thể dùng để nhập khẩu thủy sản.
Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu thêm nhiều thủy sản, tạo ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu. Việc kỳ nghỉ lễ kéo dài trùng khớp với lệnh cấm khai thác chỉ là mở màn của một xu hướng sẽ tồn tại lâu dài.
Theo Seafood Source (gappingworld.com)