Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Rau quả nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan và Trung Quốc
01 | 04 | 2019
Trung Quốc và Thái Lan là 2 thị trường cung cấp chủ yếu rau quả nhập khẩu các loại cho Việt Nam, chiếm 70% kim ngạch nhập khẩu rau quả của cả nước.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu rau quả vào Việt Nam đạt trên 164 triệu USD, tăng gần 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng tháng 2, Việt Nam đã chi gần 67,1 triệu USD để nhập khẩu rau quả, giảm 31% so với tháng đầu năm.
 
 
Xét về thị trường, chỉ tính riêng 2 thị trường Trung Quốc và Thái Lan đã chiếm 70% kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam. Cụ thể, rau củ quả nhập từ Thái Lan 2 tháng đầu năm lên đến 82,6 triệu USD, chiếm hơn 50% giá trị nhập khẩu rau quả cả nước; rau quả Trung Quốc đạt 31,6 triệu USD, chiếm hơn 19%.
 
 
Như vậy, mỗi ngày Việt Nam chi khoảng 2 triệu USD (tương đương 44,5 tỷ đồng) nhập rau củ quả từ 2 thị trường trên.
 
 
Nhập khẩu rau quả từ Thái Lan trong 2 tháng đầu năm nay tăng mạnh 101,6% so với cùng kỳ; nhập từ Trung Quốc tăng 20%; Tiếp théo là Hoa Kỳ 13,2 triệu USD (tăng 9%); Myanmar gần 7,8 triệu USD (tăng 134%); Chi Lê Nam Phi 5,3 triệu USD (tăng 72,6%); NewZealand 3,8 triệu USD (tăng 46%).
 
 
Kim ngạch nhập khẩu rau quả 2 tháng đầu năm nay tăng cao là do nhập khẩu từ phần lớn các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nhập từ Braxin tăng mạnh nhất 188% so với cùng kỳ; bên cạnh đó nhập từ Ấn Độ cũng tăng 149%, từ Myanmar tăng 134%, từ Thái Lan tăng 102% so cùng kỳ.
 
 
Theo cơ quan Hải quan, các mặt hàng rau củ quả được nhập về trong 2 tháng đầu năm chủ yếu là táo, cam, lê, kiwi, cherry (New Zealand, Australia), xoài, mãng cầu, me (Thái Lan). Rau củ quả xuất xứ từ Trung Quốc chủ yếu là bắp cải, xà lách, khoai tây, cam, táo...
 
 
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 2/2017 đạt 187 triệu USD, giảm 19,9%. Tuy nhiên, lũy kế 2 tháng đầu năm đạt 421 triệu USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước.


Báo cáo phân tích thị trường