Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá lúa giảm, chính phủ Philippines áp dụng giá bán lẻ đề nghị
25 | 07 | 2019
Phản ứng tiêu cực của nông dân trồng lúa trên cả nước đã buộc chính phủ Philippin phải xem xét hướng giải quyết tình trạng giá gạo giảm – khiến cho thu nhập của nông dân có thể giảm 114 tỷ peso trong năm 2019.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Emmanuel Pinol đã thảo luận với Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghệ Ramon Lopez và đại diện Cơ quan Phát triển và Kinh tế Quốc gia (NEDA) là Mercedita Sombilla về việc thực hiện chính sách Giá bán lẻ đề nghị (SRP) trên mặt hàng gạo dựa trên Luật Giá cả.

“Cách duy nhất mà chúng tôi có thể bảo vệ họ (nông dân trồng lúa) là thu mua sản lượng thu hoạch của họ với mức giá cạnh tranh, hay nói cách khác là giúp họ đạt được hiệu quả công việc trồng lúa của mình”, Tổng thống Duterte trả lời.

“Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) đã không còn giữ chức năng giám sát và quản lý ngành lúa gạo, mà hoạt động này sẽ được điều hành bởi Luật Giá cả, công cụ duy nhất của chính phủ trong việc ổn định giá các loại nông sản trên thị trường”, ông Pinol cho biết.

Đại diện Bộ Tài chính Tony Lambino cũng có mặt trong cuộc họp với Sombilla và Lopez, các bên đã đề xuất đưa khung giá bán lẻ gạo vào áp dụng, khung này sẽ được dựa trên chi phí cơ bản của hàng nhập khẩu.

Một bản ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Bộ Thương mại và Công nghệ sẽ được ký kết trong tháng này để hợp pháp hóa việc thực hiện đề xuất trên.

Quyết định trên được đưa ra một ngày ngay sau cuộc họp không chính thức với các tác nhân trong chuỗi lúa gạo yêu cầu Bộ Nông nghiệp. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh tình trạng giá giảm sâu đang leo thang và được coi là một trong các hệ quả của Luật Thuế quan gạo và Luật Cộng hòa (RA) 11203 đã được hợp pháp hóa vào tháng 3 năm nay, cho phép nhập khẩu không hạn chế các loại gạo giá rẻ vào Philippin.

Đại diện Bộ Tài chính Tony Lambino cũng có mặt trong cuộc họp với Sombilla và Lopez, các bên đã đề xuất đưa khung giá bán lẻ gạo vào áp dụng, khung này sẽ được dựa trên chi phí cơ bản của hàng nhập khẩu.

Một bản ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Bộ Thương mại và Công nghệ sẽ được ký kết trong tháng này để hợp pháp hóa việc thực hiện đề xuất trên.

Quyết định trên được đưa ra một ngày ngay sau cuộc họp không chính thức với các tác nhân trong chuỗi lúa gạo yêu cầu Bộ Nông nghiệp. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh tình trạng giá giảm sâu đang leo thang và được coi là một trong các hệ quả của Luật Thuế quan gạo hay Luật Cộng hòa (RA) 11203 đã được hợp pháp hóa vào tháng 3 năm nay, cho phép nhập khẩu không hạn chế các loại gạo giá rẻ vào Philippin.

Ông Pinol cho biết cuộc họp diễn ra trong bối cảnh nông dân lúa gạo đang biểu tình trên toàn quốc, do bị thiệt hại vì giá lúa gạo giảm xuống mức thấp kỷ lục 12-14 peso/kg ở nhiều nơi trên cả nước, giảm mạnh từ mức giá trung bình 20 peso/kg (lúa tươi) vào đầu năm nay.

Chỉ riêng trong tuần thứ tư của tháng 6, giá gạo trung bình tiếp tục giảm 0,3% xuống 17,85 peso/kg so với mức 17,90 peso/kg của tuần trước. Đây là mức giảm rất mạnh, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm trước từ mức 21,38 peso/kg.

Trong khi giá lúa vẫn đang trong xu hướng giảm, giá bán lẻ gạo mà người tiêu dùng đang trả để mua một kg gạo vẫn giữ nguyên, Aldrin Cardenas, một đại diện cho các hợp tác xã nông dân ở Tarlac, chỉ ra.

Dựa trên tính toán của họ, giá gạo trên thị trường - dự kiến ​​sẽ giảm 7 peso/kg do lượng gạo nhập khẩu nhiều hơn - vẫn ở mức tương đối cao, chỉ giảm 1-2 peso/kg sau bốn tháng kể từ khi Luật RA 11203 được thông qua.

“Giá gạo chỉ giảm 1-2 peso/kg, giảm không nhiều trong khi nông dân lại chịu thiệt hại nặng về tài chính”, ông Pedro Lim, lãnh đạo nông dân vùng Caraga, cho biết.

Các tác nhân trong ngành lúa gạo cũng đã tiết lộ lợi nhuận khổng lồ mà các nhà nhập khẩu và thương nhân hưởng lợi, vì lượng dự trữ mà họ đã nhập hiện đang được bán trên thị trường với giá cao hơn chi phí thực tế của họ rất nhiều lần.

Dữ liệu từ Cục Hải quan (BOC) cho thấy gạo nhập khẩu vào nước này cho đến nay chỉ có chi phí khoảng 18,22 peso/kg đối với gạo Myanmar 25% tấm; 25,33 peso/kg đối với gạo Việt Nam 5% tấm; 23,06 peso/kg đối với gạo Thái Lan 5% tấm.

Các loại gạo này đang được bán ở thị trường nội địa với giá 32-70 peso/kg, trung bình ở mức 42 peso/kg, theo thống kê từ các Sở Nông nghiệp địa phương.

Gạo cao cấp hoặc gạo 5% tấm được nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan được bán từ 50-60 peso/kg với mức lợi nhuận cao khoảng 25-35 peso/kg.

Vào cuối phiên họp, Ông Pinol đảm bảo với các tác nhân trong ngành gạo là cac quan ngại của họ sẽ được ghi chép và đệ trình lên Tổng thống Duterte.

Tổng thống Duterte trong cuộc phỏng vấn với Mục sư Apollo Quibology đã cho biết chính phủ không có lựa chọn nào khác ngoài việc nhập khẩu gạo từ các quốc gia khác vì sản lượng lúa gạo thu hoạch bởi nông dân Philipin không đủ cho tiêu thụ nội địa.

Duterte cho biết ông cũng hiểu rất rõ khó khăn của người nông dân Philippines đang gặp phải khi phải bán lúa với mức giá 12 peso/kg, không đủ để họ bù đắp chi phí sản xuất.

Tổng thống cho biết chính phủ sẵn sàng thu mua lúa từ nông dân nhưng sản xuất lúa gạo nội địa sẽ không đủ cung cấp cho người dân do Philipin đã không còn quỹ đất để sản xuất loại cây lương thực thiết yếu này.

“Philippines không có khả năng tự túc về gạo. Quỹ đất đã hết và hầu hết đã tập trung vào các tập đoàn lớn hiện đang tập trung vào trồng các loại cây trồng có giá trị thương mại cao như: chuối, dứa”.

Trong khi đó, nông dân trồng lúa nghi ngờ về khả năng thao túng giá giữa các thương nhân gạo nội địa, có thể tuyên bố giá nhập khẩu sai để giảm nghĩa vụ thuế đối với chính phủ Philippines.

Dựa trên giám sát mới nhất của mình, Liên đoàn Nông dân Tự do (FFF) cho biết họ đã nhận thấy tồn tại một khoảng cách lớn giữa giá trị gạo nhập khẩu được tuyên bố bởi các thương nhân nội địa và chi phí gạo, dựa trên dữ liệu từ các nhóm giám sát quốc tế như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO).

Theo Luật Thuế quan gạo, các nhà nhập khẩu được phép nhập không hạn chế gạo vào bất kỳ thời điểm nào miễn là họ phải trả mức thuế 35% dựa trên giá trị khai báo của hàng nhập khẩu.

Bộ Tài chính (DOF) gần đây đã báo cáo rằng BOC đã thu được 5,9 tỷ peso thuế từ nhập khẩu 1,43 triệu tấn gạo kể từ khi Luật RA 11203 có hiệu lực vào tháng 3.

Giám đốc quốc gia của FFF, Raul Montemayor, cho biết, nếu sử dụng dữ liệu DOF và giả sử tỷ giá ở mức 52 peso/USD, mức giá trung bình của gạo nhập khẩu trước khi áp thuế là 227 USD/tấn.

Tuy nhiên, dữ liệu từ các nhóm giám sát quốc tế như FAO chỉ ra rằng chi phí thực sự của những hàng nhập khẩu này phải vào khoảng 391 USD/tấn nếu đây là 25% gạo tấm.

Trong thực tế, các nhà nhập khẩu dường như đã định giá thấp lô hàng của họ tới 42% và trả ít hơn 4,24 tỷ peso so với số tiền mà họ phải trả, theo ông Mont Montayayor.

 

Theo Manila Bulentin



Báo cáo phân tích thị trường