Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Dự báo xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc nửa cuối năm 2019 sẽ hồi phục
09 | 08 | 2019
XK sang thị trường Trung Quốc những tháng đầu năm 2019 bị ảnh hưởng bởi việc siết chặt thương mại mậu biên và kiểm soát chất lượng, tuy nhiên, từ tháng 6 đã tăng trở lại và dự báo những tháng tiếp theo, các DN XK cũng như nhà NK Trung Quốc đã bắt kịp yêu cầu và có sự điều chỉnh tốt hơn, do vậy XK sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm.

Tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2018, XK thủy sản sang Trung Quốc quý I năm nay giảm 5%, sang quý II, XK có chiều hướng khả quan hơn, chỉ giảm nhẹ 0,3% đạt 333 triệu USD. Tính đến hết tháng 6 năm 2019, XK thủy sản sang Trung Quốc giảm nhẹ 2,3% đạt 572 triệu USD, trong đó, XK tôm giảm gần 5%, XK cá tra tăng gần 2%, XK cá ngừ tăng mạnh 183%. Cá tra đã vượt tôm, chiếm tỷ trọng cao nhất trong XK sang thị trường này với 44%, trong khi tôm chiếm 40%.

Nguyên nhân trước hết do Trung Quốc siết chặt kiểm soát thương mại mậu biên và kiểm tra ATTP

Từ 1/5/2018 sau khi Hải quan Trung Quốc phụ trách việc kiểm soát ATTP đối với thủy hải sản XNK, họ đã có 1 số động thái siết chặt thương mại nông thủy sản qua đường tiểu ngạch, thặt chặt kiểm tra ATTP đối với thủy sản XK qua đường chính ngạch. Trong khi đó, nhiều DN nhỏ vốn quen XK qua tiểu ngạch mà lại thiếu thông tin về những quy định XK qua đường chính ngạch, dẫn đến bị bất ngờ, thụ động trước tình huống bị cấm XK tiểu ngạch.

Theo thỏa thuận của cơ quan quản lý 2 nước, thủy sản XNK giữa hai nước cần phải đáp ứng 2 điều kiện: Một là sản phẩm thủy sản phải được SX tại cơ sở có tên trong Danh sách được phép XK do Nafiqad công nhận. Điều kiện thứ hai là từng lô hàng thủy sản khi XK phải kèm theo Chứng thư ATTP do do Nafiqad cấp. Hàng quý, Nafiqad và Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ cập nhật và thông báo định kỳ cho nhau để xem xét và công nhận danh sách các cơ sở SX chế biến thủy sản XK. Hải quan TQ sẽ cập nhật danh sách lên website của họ để hải quan cửa khẩu căn cứ vào đó cho thông quan.

Ngoài ra, Hải quan TQ còn yêu cầu thủy hải sản XK của VN phải nằm trong danh mục 120 loài đã được đánh giá và cho phép NK vào TQ. Thủy sản NK vào TQ phải có chứng nhận kiểm dịch, giấy C/O, bao bì đóng gói phải có tiếng Trung và tiếng Anh, phù hợp với tiêu chuẩn đóng gói của Trung Quốc…Do vậy, có thể nhiều DN đã không nắm rõ những quy định này nên năm nay không đưa được hàng vào TQ. VD, mặt hàng mực khô nhiều địa phương năm nay không xuất được sang Trung Quốc vì không có trong danh mục sản phẩm được XK chính ngạch, kết quả là 6 tháng đầu năm nay bị giảm 80%.

Vì vậy, để tiếp tục duy trì XK sang thị trường này, DN cần nắm rõ quy định NK vào thị trường TQ qua các kênh thông tin VASEP, Nafiqad, và quan trọng nhất là cải thiện điều kiện cở sở SX thủy sản, nâng cao chất lượng ATTP sản phẩm XK để đăng ký vào danh sách DN XK sang TQ, ưu tiên XK chính ngạch qua đường biển vì cước phí rẻ hơn trước, thuế NK chính ngạch giảm và tránh được rủi ro về thanh toán vì không phải qua nhiều trung gian, cũng như tránh rủi ro về vệ sinh ATTP và chất lượng lô hàng.

Thứ hai, do khối lượng lớn tôm Ấn Độ, Ecuador được tạm nhập tái xuất qua VN sang TQ cũng khiến cho tôm của VN XK chính ngạch sang thị trường này bị sụt giảm mạnh.

Thứ ba là, đồng NDT liên tục bị phá giá và mất giá nhiều hơn so với mức mất giá của đồng VND trước đồng USD, sẽ tạo ra chênh lệch mất giá giữa đồng NDT so với VND là rất lớn. Vì thế, giá trị của VND so với NDT tăng lên. Trong trường hợp này, giá hàng hóa XK từ Việt Nam trong đó có các mặt hàng thủy sản sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc XK của Việt Nam. Trong khi đó, nước cạnh tranh XK lớn nhất của VN tại thị trường Trung Quốc (nhất là mặt hàng tôm) là Ấn Độ, đang có nguồn cung tôm giá rẻ hơn (nhờ lợi thế giá thành thấp hơn), trong khi đồng rupee cũng bị phá giá sâu so với USD, nên chênh lệch mất giá với NDT ít hơn so với đồng VND. Do vậy, Ấn Độ sẽ đẩy mạnh XK sang Trung Quốc và Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh mạnh hơn. Hiện Ecuador và Ấn Độ đang đứng đầu về XK tôm sang TQ chiếm 75% khối lượng NK tôm của nước này, trong khi VN chỉ đứng thứ 6 sau cả Thái Lan, Achentina và Canada.

Thứ tư, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bên cạnh cơ hội cho VN tăng XK một số sản phẩm thủy sản sang 2 thị trường lớn này để bù đắp thiếu hụt đặc biệt là những mặt hàng tôm, cá tra, thì rủi ro cũng đáng phải chú ý, vì đã có những nhận định cho rằng hàng thủy sản TQ sẽ được ghi sai nhãn thành xuất xứ VN để XK sang Mỹ, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm của VN, thậm chí có thể dẫn đến những động thái từ phía Mỹ bất lợi cho VN.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung leo thang, khi hai bên áp mức thuế NK cao với hàng hóa của nhau thì cả Mỹ và Trung Quốc đều nghi ngờ nhau nên họ sẽ đặt ra những hàng rào kỹ thuật gắt gao hơn với hàng Việt Nam khi XK sang cả hai thị trường này. Đối với những sản phẩm thủy sản mà Trung Quốc và Việt Nam đều đang XK sang Mỹ như tôm, cá ngừ, mực, bạch tuộc hay cá biển, Mỹ sẽ kiểm tra chặt chẽ hơn về xuất xứ từ Việt Nam, vì họ có thể nghi ngờ DN Trung Quốc sẽ “mượn” Việt Nam để lấy xuất xứ và xuất đi Mỹ. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể trở thành điểm trung chuyển cho giao dịch thủy sản của 2 thị trường này, điều này rất ảnh hưởng đến uy tín và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và 2 thị trường lớn. Được biết, từ khi áp dụng thuế bổ sung, đã có các dịch vụ vận chuyển tới Mỹ thông qua Việt Nam hoặc các nước Đông Nam Á khác, còn tại Canada, đã có dấu hiệu tôm hùm đánh bắt tại Mỹ được gắn xuất xứ tại Canada và vận chuyển tới Trung Quốc. Được biết có một lượng lớn tôm hùm Mỹ được NK vào Trung Quốc thông qua Việt Nam.

Hiện nay có hơn 150 DN Việt Nam tham gia XK thủy sản sang thị trường Trung Quốc, trong đó có khoảng 45 DN XK cá tra, basa, và gần 50 DN XK tôm, và một số DN hải sản. Một số lượng đáng kể DN XK sang thị trường TQ bị ảnh hưởng chắc chắn sẽ làm giảm doanh số thủy sản XK nói chung, và sẽ tác động đến các thị trường khác trong khu vực vì chỉ cần nhu cầu giảm tại Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến các nền kinh tế Đông Nam Á.

Dự báo 

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc được dự báo là vẫn tiếp tục tăng đặc biệt chiến tranh Trung – Mỹ là cơ hội cho DN Việt tranh thủ một số thị phần tại thị trường này. Tuy nhiên, với thu nhập gia tăng người TQ ngày càng ưa chuộng sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo ATTP, đạt tiêu chuẩn như xuất sang những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản. 

Xu hướng giảm XK chưa thể đảo chiều trong vài tháng tới vì chưa thể khắc phục ngay những khó khăn của thị trường. Hy vọng nhiều vào sự hồi phục vào quý cuối năm khi nhu cầu gia tăng, DN kịp điều chỉnh theo xu hướng thị trường. Trong trường hợp khả quan nhất, XK tăng vào quý cuối năm, thì có thể kim ngạch XK sang Trung Quốc giữ được mức tương đương như năm 2018 là 1,2 tỷ USD. 



Theo Vasep
Báo cáo phân tích thị trường