Hiện nay, tình hình đã đổi khác. Giá chào bán trên thị trường thế giới của 2 nước gần như ngang nhau, làm gì để phát huy lợi thế này?
Điều đáng mừng nhất là lượng giá xuất khẩu gạo Việt Nam liên tục tăng. Tháng 1/2007 cả nước chỉ xuất khẩu 66.000 tấn, thu 21 triệu USD, đến hết tháng 2 xuất khẩu 316.000 tấn, thu 101 triệu USD.
Giá xuất khẩu gạo phụ thuộc chặt chẽ vào giá gạo thế giới nhưng nhìn chung có xu hướng tăng. Theo Tổng công ty Lương thực miền Nam, năm 2001 giá bình quân xuất khẩu gạo của Việt Nam là 168 USD/tấn, năm 2005 là 269 USD/tấn. 3 tháng đầu năm 2007 giá là 291 USD/tấn.
Xu hướng tiêu thụ gạo nhập khẩu từ Việt Nam chuyển biến rõ trong 2006, gạo cấp trung bình 15 % tấm chiếm mới 28 %, trong tháng 2 vừa qua, chủng loại gạo 15% chiếm đến 80%. Trong những ngày qua giá gạo 15% tấm Việt Nam lên tới 310 USD/tấn, tăng 64 % so với năm 2006...
Đạt được kết quả bước đầu trong xuất khẩu gạo những tháng đầu năm là nhờ Chính phủ đã có quyết sách đúng trong việc giao cho Tổ Điều hành xuất khẩu điều phối lượng và tiến độ giao hàng để vừa thu kim ngạch cao vừa bảo đảm an ninh lương thực trong nước.
Hiệp hội Xuất khẩu lương thực Việt Nam (VFA) đã phối hợp khá chặt với Bộ Thương mại chỉ đạo tốt các đợt đấu thầu cung cấp gạo ở nước ngoài để có cơ sở nâng mặt bằng giá xuất khẩu gạo Việt Nam cả hợp đồng tập trung và các hợp đồng thương mại xuất khẩu gạo thơm, gạo cao cấp do doanh nghiệp tự kiếm nguồn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhờ tập trung xuống giống đồng loạt với các giống né, kháng rầy, vụ đông - xuân ĐBSCL đã đạt thắng lợi lớn. 13 tỉnh gieo trồng 1,502 triệu ha, thu sản lượng gần 9,2 triệu tấn lúa, tăng 200.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Chính phủ đã có chính sách kịp thời hỗ trợ nông dân chống dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lúa.
Giá lúa hiện ở mức 2.850 đồng/kg, nếu áp dụng "3 giảm, 3 tăng", nông dân có lãi khoảng 1.700 đồng/kg, nhưng chưa đủ để đầu tư mở rộng vùng lúa chất lượng cao và đầu tư trang thiết bị.
Hiện Cục Trồng trọt đã xác định tiếp tục đầu tư thúc đẩy chương trình giống lúa xuất khẩu cho các viện, tỉnh ĐBSCL, phấn đấu đến 2010 toàn bộ diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao trồng 100% giống lúa xác nhận.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Tổng công ty Lương thực kết hợp, bàn bạc với các hợp tác xã, chủ vựa, tư thương có kinh nghiệm đứng ra làm đại lý mua lúa trực tiếp từ nông dân. Nhà nước tiếp tục có chính sách đầu tư, hỗ trợ nông dân bằng cách đầu tư hạ tầng, cùng ngân hàng có chính sách thuận lợi để nông dân mua máy móc sản xuất và thu hoạch