Mỹ giữ vị trí số 1, chiếm 23% XK thuỷ sản của Việt Nam. Mỹ đồng thời là thị trường số 1 của tôm Việt, chiếm 21% (riêng tôm chân trắng XK sang Mỹ chiếm 25%), với cá ngừ XK Mỹ chiếm tỷ trọng áp đảo 54%. Với cá tra, Mỹ là thị trường số 2 sau Trung Quốc, chiếm 25,6%.
Tại thị trường Mỹ, trừ nhuyễn thể có vỏ giảm 10%, XK tôm, cá tra , cá ngừ và các mặt hàng chủ lực khác đều ghi nhận tăng trưởng cao vọt so với năm trước, nhất là mặt hàng cá tra với tăng trưởng 131% so với cùng kỳ.
Có 5 yếu tố chính khiến cho XK cá tra sang Mỹ 4 tháng đầu năm nay tăng đột phá. Đó là: sản lượng cá da trơn của Mỹ giảm, lạm phát cao, thuế CBPG giai đoạn POR17 có lợi cho nhiều DN cá tra, số DN cá tra được phép XK sang Mỹ tăng, giá XK cá tra trung bình sang Mỹ đạt đỉnh…
5 tháng đầu năm nay, XK tôm chân trắng và tôm sú sang Mỹ tăng lần lượt 33% và 29% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam là một nguồn cung cấp tôm thịt hàng đầu cho thị trường Mỹ. Tổng XK tôm sang Mỹ đạt gần 390 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với cá ngừ, Việt Nam XK chủ yếu là cá ngừ loin/phile đông lạnh sang Mỹ, chiếm 74%. Trong 5 tháng đầu năm nay, XK cá ngừ sang Mỹ đạt 251 triệu USD, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng sản phẩm loin cá ngừ đạt 186 triệu USD, tăng 184%.
4 tháng đầu năm nay, Mỹ NK hơn 1 triệu tấn thuỷ sản, trị giá trên 10 tỷ USD, tăng lần lượt 14% và 34% so với cùng kỳ năm 2021, giá trung bình NK tăng 17%. Trong đó, tôm vẫn được tiêu thụ nhiều nhất, chiếm 28%,, giá trị NK tăng 32% do giá trung bình NK tăng 13%.
Dù nhu cầu tiêu thụ và NK thủy sản vào Mỹ dự báo vẫn cao trước tác động của chiến sự Nga - Ukraine, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, sau khi tăng trưởng nóng trong nửa đầu năm, XK thủy sản Việt Nam sang Mỹ trong nửa cuối năm sẽ tăng trưởng thấp hơn nửa đầu năm trước xu hướng cung - cầu và các yếu tố logistic được các chuyên gia đánh giá như sau:
-
Nguyên liệu thô từ các nước khác tăng mạnh có thể sẽ đẩy giá nhập khẩu giảm
-
Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp rất mạnh
-
Tồn kho nhiều + giá cả xu hướng giảm khiến các nhà nhập khẩu dè dặt hơn trong việc mua số lượng lớn
-
Đợt mua hàng lớn tiếp theo sẽ vào khoảng đầu quý 3 để chuẩn bị cho lễ Tạ ơn
-
Những bế tắc về hậu cần như chi phí vận chuyển cao, vận chuyển chậm trễ và thiếu container kéo dài cũng dẫn đến tình trạng mua hàng dè dặt
-
Chi phí đóng gói cao và xe tải giao hàng hạn chế
-
Lạm phát giá dầu toàn cầu làm trầm trọng thêm vấn đề