Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ngành sản xuất ô tô giúp thúc đẩy tiêu dùng cao su Ấn Độ
09 | 08 | 2011
Giá cao su tại Ấn Độ tiếp tục duy trì khuynh hướng giảm do nhu cầu yếu và tăng sản lượng do nông dân tích cực thu hoạch khi giá cao su tăng cao trong năm 2011

Tuy nhiên, ngành sản xuất ô tô nước này tăng trưởng nhanh có thể mang lại lơi ích cho thị trường cao su tự nhiên.

Trong một nghiên cứu mới của RNCOS mang tên “Phân tích ngành công nghiệp lốp xe Ấn Độ, các nhà phân tích chỉ ra rằng ngày càng có nhiều các nhà sản xuất ô tô công cộng nước này tăng cường công suất hoạt động bằng cách mở các nhà máy mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, hoạt động sản xuất sẽ tăng mạnh trong tương lai. Nền tảng cho sự phát triển này là việc các nhà phân tích dự báo tăng trưởng thị trường lốp xe cho phân khúc thị trường này đạt trung bình hơn 16%/năm trong giai đoạn 2010 – 2014.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng nhu cầu tiềm năng tại các phân khúc sản phẩm khác như xe chở khách, xe đa dụng, xe vận chuyển khach thương mại và hàng hoá.

Trong quý 2/2011, sản xuất cao su tự nhiên tăng 5,4%, trong khi đó tình hình tăng trưởng tiêu dùng tiếp tục chậm lại. Tăng trưởng tiêu dùng chỉ đạt 3,9% trong quý 1/2011.

Tổng sản lượng cao su tự nhiên trong quý 1/2011 đạt 175,7 ngàn tấn, so với mức sản lượng 166,75 ngàn tấn trong cùng kỳ năm 2010. Tiêu dùng tăng lên mức 242 ngàn tấn, so với mức 232,85 ngàn tấn trong cùng thời kỳ so sánh. Sản lượng cao su tự nhiên tăng 4,1% trong tháng 6; trong khi đó, tiêu dùng lại tụt giảm 0,6%. Do đó, thặng dư cung – cầu tiếp tục được mở rộng, lên hơn 21 ngàn tấn.

Theo dữ liệu của Hội đồng cao su nước này, giá cao su tự nhiên tăng từ mức 115 Rs/kg trong năm 2009 – 2010 lên mức 190 Rs/kg trong năm 2010 – 2011. Giá cao su leo lên mức cao nhất 250 Rs/kg trong năm 2011, nhưng sau đó giảm xuống mức giá 207,5 Rs/kg cho loại cao su RSS4. Gần đây, chính phủ Ấn Độ cho phép nhập khẩu 40 ngàn tấn cao su tự nhiên với mức thuế nhập khẩu giảm 7,5% nhưng các chuyến hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế này vẫn chưa đến do giá quốc tế hiện vẫn cao hơn ít nhất 6 Rs/kg so với giá nội địa ở phân khúc sản phẩm RSS4.

Kim Dung AGROINFO

Theo Commodity online


Báo cáo phân tích thị trường