Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đóng cửa nhà máy nếu cho chất tạo nạc vào thức ăn gia súc
21 | 03 | 2012
Chất tạo nạc phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc, thậm chí cả Thái Lan. Đây là chất đã bị Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấm sử dụng nhiều năm nay.

Ông Lịch cho biết chính ông đã đề xuất lên Bộ NN&PTNT cấm sử dụng chất Salbutamol, Clenbuterol trong chăn nuôi. Hiệp hội thức ăn chăn nuôi VN đã quán triệt tới từng hội viên là các nhà máy, xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc cấm sử dụng chất này.

Chất tạo nạc phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc, thậm chí cả Thái Lan. Đây là chất đã bị Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấm sử dụng nhiều năm nay. Nhưng vì lợi nhuận một số người dân đã dùng trộn lẫn vào thức ăn chăn nuôi để tạo nạc cho lợn. Chất tạo nạc được các hộ nông dân mua của các đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôi.

Chất tạo nạc tiềm ẩn nhiều nguy cơ, vì nó tồn dư trong cơ thể động vật. Các chất tạo nạc cho lợn thường có nguồn gốc là chất Salbutamol, Chlebutarol. Dùng hóa chất này sẽ giúp trữ nước trong cơ thể lợn làm cho lợn tăng trọng nhanh lại hạn chế được nguồn thức ăn khác nên tiết kiệm chi phí đầu tư.

Phụ nữ ăn nhiều thịt nhiễm chất tạo nạc sẽ bị rối loạn giới tính sẽ mọc râu và lông nách sẽ phát triển mạnh như đàn ông. Cũng theo các nhà khoa học, Salbutamol và Clenbutarol được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa, vì vậy chất này còn tồn dư trong thịt bao nhiêu thì người sử dụng thịt sẽ hấp thụ bấy nhiêu. Chất này đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai và trẻ em nhỏ. Với nhóm chất kích thích trọng lượng heo còn khiến phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú.

Ông Lê Bá Lịch khẳng định "Tôi đã từng làm Cục trưởng Cục chăn nuôi. Trước khi về hưu năm 2002, tôi đã đề xuất lên Bộ NN&PTNT cấm sử dụng chất Salbutamol, Clenbuterol trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và Bộ NN&PTNT đã đồng ý… Tuy nhiên trong ngành y được phép dùng Salbutamol, Clenbuterol để làm giãn cơ, điều trị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính…".

Trả lời câu hỏi của PV "Nếu các nhà máy, xí nghiệp thành viên của Hiệp hội sản xuất thức ăn gia súc mà sử dụng chất cấm này, Hiệp hội có chế tài gì xử lý không?", ông Lịch khẳng định, Hiệp hội có 70 thành viên, 120 nhà máy trên tổng số 230 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trong cả nước. Phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài là thành viên của Hiệp hội. Năm 2005, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi VN đã tổ chức hội thảo tuyên truyền và quán triệt tới các hội viên, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cấm sử dụng chất Salbutamol, Clenbuterol vào thứcăn, phải chấp hành nghiêm chỉnh.

Đến nay, Hiệp hội chưa nhận được thông tin nào về các nhà máy chế biến thức ăn gia súc là thành viên sử dụng chất tạo nạc. Nếu hội viên nào có hành vi gian dối, sử dụng chất tạo nạc cùng thức ăn gia súc sẽ không còn là hội viên của Hiệp hội và sẽ kiến nghị cơ quan chức năng đóng cửa nhà máy.



Theo Cafe F
Báo cáo phân tích thị trường