Không chỉ vụ khai thác ngắn, vụ khai thác đầu tiên thường bắt đầu vào tháng 5-6 hàng năm nhưng đã bị đẩy lùi đến ngày 1/7/2016. Vụ khai thác đầu tiên cho phép đánh bắt 1,8 triệu tấn, nhưng chỉ có 900.000 tấn cá cập bến trong vụ khai thác đầu tiên của năm 2016. Lượng cá khai thác này không thể đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Hơn nữa, vụ khai thác đầu tiên được cấp hạn ngạch cao hơn vụ khai thác thứ hai nên áp lực thị trường không thể được giải tỏa nhờ nguồn cung trong vụ khai thác thứ 2.
Cùng với thách thức gây ra bởi những hiệu ứng của El Nino, có tác động mạnh tới khai thác cá cơm tại Nam Mỹ trong 3 năm qua. Năm 2014, vụ khai thác thứ 2 trong năm bị hủy. Năm 2015, sản lượng khai thác tương đối tốt hơn nhưng nhờ vụ đánh bắt đầu tiên bắt đầu sớm hơn thường lệ. Năm 2016, vụ khai thác đầu tiên bị trễ 1 tháng so với thông thường, cộng với việc đóng cửa khai thác bất thường, đã làm giảm mạnh nguồn cung cá cơm cho sản xuất bột cá và dầu cá.
Các số liệu thống kê phản ánh tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Trong nửa đầu năm 2016, tổng sản lượng bột cá của Peru và Chile chỉ đạt 310.000 tấn, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2015 và là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Sản xuất bột cá tại châu Âu cũng giảm trong 6 tháng đầu năm 2016, nên sản xuất bột cá toàn cầu năm 2016 có thể giảm sút so với năm 2015. Tình trạng tương tự với thị trường dầu cá: Trong 6 tháng đầu năm 2016, sản xuất dầu cá toàn cầu đã giảm 35% so với cùng kỳ năm 2015 xuống chỉ còn 156.000 tấn.
Mặc dù lượng xuất khẩu bột cá của Peru tăng 13% trong nửa đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015, việc đóng cửa khai thác vụ 2 trong năm 2014 sẽ khiến thế giới chú ý hơn tới sản lượng bột cá trong nửa cuối các năm từ 2014 – 2016. Phân tích trong thời gian này cho thấy lượng xuất khẩu bột cá và dầu cá từ Peru giảm lần lượt 42% và 57% trong các giai đoạn nửa cuối năm.
Chile cũng cho biết tình trạng tương tự diễn ra vào năm 2014 và 2016, đồng thời cho biết xuất khẩu cả bột cá và dầu cá trong năm 2016 sẽ suy giảm.
Bất ổn nguồn cung xuất khẩu dẫn tới những hoài nghi về khả năng duy trì vị thế nhà sản xuất và cung ứng dài hạn hai mặt hàng này của Peru. Thông thường, cần 4 triệu tấn cá nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến để đạt cân bằng thị trường, nhưng trong 5 năm qua, sản lượng cá cơm tại Peru đạt mục tiêu trên chỉ diễn ra vào năm 2013.
Thông thường, bột cá và dầu cá sản xuất trong nửa đầu năm 2016 được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường châu Á. Peru xuất khẩu 70% bột cá sang Trung Quốc và thị trường này ngày càng trở nên quan trọng đối với Peru. Trong số 5 nước nhập khẩu hàng đầu bột cá và dầu cá từ Peru, 4/5 nước nằm tại châu Á, với tổng thị phần chiếm 75% xuất khẩu bột cá của Peru. Chile cũng có cấu trúc thị trường xuất khẩu bột cá tương tự như Peru, với phần lớn lượng bột cá xuất khẩu sang bờ bên kia của Thái Bình Dương.
Tại châu Á, vụ nuôi tôm bắt đầu từ cuối mùa xuân. Hoạt động nuôi tôm cần sử dụng nhiều thức ăn nên một lượng lớn bột cá và dầu cá được xuất khẩu sang các nước châu Á vì lý do trên. Đặc biệt, Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng 44% nhập khẩu bột cá có chứng nhận xuất xứ rõ ràng. Việt Nam và Thái Lan đều tăng gấp đôi nhập khẩu bột cá.
Các nước Bắc Âu, là khu vực nuôi các loại cá ăn thịt, tiếp tục hấp thụ phần lớn bột cá và dầu cá. Na Uy tăng nhập khẩu bột cá 13% trong nửa đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2016 nhưng lượng nhập khẩu dầu cá ổn định.
Giá bột cá bắt đầu tăng từ tháng 2/2016 do thị trường dự báo nguồn cung giảm. Theo Index Mundi, giá bột cá cao cấp đã đạt đỉnh vào khoảng tháng 6, đặc biệt sau khi kết quả khảo sát đầu tiên từ Peru cho thấy sản lượng khai thác không đủ đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, mùa khai thác ngắn nhất tại Peru sẽ tiếp tục đẩy giá tăng, khi một số công ty đang thổi phồng tình hình. Động thái thổi phồng tình hình của một số công ty đang khiến giá bột cá đảo chiều giảm, sau khi tăng do các yếu tố cơ bản.
Theo Globefish