Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu tôm Bangladesh khó phục hồi trong năm 2019
08 | 01 | 2019
Các nhà chế biến tôm Bangladesh cho biết xuất khẩu tôm của họ giảm trong nửa đầu năm tài khóa 2018-19, so với năm tài khóa trước và dự báo tình trạng sẽ khó cải thiện trong nửa cuối năm tài khóa này, từ tháng 1 – 6/2019.

Ông Rezaul Haque, giám đốc điều hành Modern Seafood Industries, một trong những nhà xuất khẩu tôm và cá đông lạnh, cho biết họ đang đối mặt với “làn sóng tăng sản lượng tôm thẻ tại các nước khác từ tháng 6/2017. Diễn biến này có tác động rõ ràng khi xuất khẩu của chúng tôi giảm tới 50% trong năm 2018”, theo Haque, giám đốc Hiệp hội các nhà xuất khẩu thực phẩm đông lạnh Bangladesh (BFFEA) cho hay. Theo quan điểm của ông, các cơ hội phục hồi xuất khẩu tôm của Bangladesh là thấp.

Các nhà chế biến giải thích rằng sản xuất và xuất khẩu tôm thường thấp điểm vào tháng 1-3 hàng năm và tăng dần từ tháng 4 – 10. Bên cạnh đó, giá giảm trong những tháng cuối năm 2018 do dư cung tôm thẻ, đặc biệt là tại Ấn Độ.

Theo ông Haque, nhu cầu tôm cũng bị ảnh hưởng bởi đồng bảng Anh yếu đi và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc tiếp diễn. Tôm nước ngọt và nước lợ đang là sinh kế chính của khoảng 800.000 nông dân tại vành đai bờ biểu tây nam, với diện tích sản xuất khoảng 272.000ha. Tôm từng là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Bangladesh nhưng xuất khẩu tôm đã giảm 4 năm liên tiếp tính đến năm tài khóa 2017-18, xuống còn 408 triệu USD, mức thấp nhất kể từ năm tài khóa 2011-12, theo Cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu Bangladesh cho hay. Xuất khẩu tôm 5 tháng đầu năm tài khóa 2018-19 cũng giảm 21% xuống còn 189 triệu USD so với cùng kỳ năm tài khóa trước.

Ông Haque kêu gọi chính phủ Bângldesh cho phép sản xuất tôm thẻ tại nước này và tăng gấp đôi trợ cấp tiền mặt cho xuất khẩu tôm và cá lên 20%. Đồng thời, ông kêu gọi giảm các khoản thuế phí cho thủ tục xuất khẩu xuống còn 0,25%, tương đương với các mặt hàng dệt may.

Theo FIS



Báo cáo phân tích thị trường