Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chăm sóc vườn cà phê mùa mưa sao cho hiệu quả nhất?
12 | 08 | 2020

(Nguồn: Nongnghiep.vn)

Vào mùa mưa, cây cà phê dễ bị sâu bệnh hại cây, rụng trái non, nấm bệnh… Nếu không xử lý hiệu quả, vườn cà phê sẽ bị thất thu, hỏng cây, giảm năng suất.

Bác nông dân Phạm Huy Toàn, ở Thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, với kinh nghiệm gần 25 năm trồng cà phê hồ hởi chia sẻ với phóng viên về vườn cà phê năm nay của bác: “Chưa thu hoạch đâu, nhưng bác ước tính phải được khoảng 6 tấn/ha, nhân nhiều, quả đều, rất là ưng ý”. Điều bất ngờ là trong suốt mùa mưa, bác không hề mất nhiều công sức để chăm bón, mà chỉ chú trọng tới một vài kỹ thuật đơn giản nhưng lại giúp tạo ra rất nhiều kết quả bất ngờ.

Cà phê là loại cây ưa nước, thích hợp trồng vào mùa mưa, và phát triển rất tốt vào giai đoạn từ tháng 5 tới tháng 11. Đây là thời điểm cà phê phát triển rất nhanh về kích thước, tăng chồi, cành và tạo nhân. Tuy nhiên, cũng chính mùa mưa cũng là mùa mà cà phê dễ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng dẫn đến tụt giảm năng suất như: sâu bệnh hại cây, rụng trái non, nấm bệnh, rụng lá,… Nếu nhà nông không xử lý được những vấn đề này vườn cà phê sẽ bị thất thu, hỏng cây, năng suất thấp và khó có thể tạo ra lợi nhuận như ý. Vậy làm thế nào để khắc phục tất cả những khó khăn trên mà không cần phải thực hiện quá nhiều các bước kỹ thuật phức tạp?

Muốn sạch sâu bệnh, vườn phải thông thoáng

Nhìn vườn cà phê xanh mướt, trĩu những trái đều tăm tắp của bác Phạm Huy Toàn ở thị trấn Lộc Thắng, nhiều người luôn cho rằng bác chắc phải bỏ công chăm nhiều lắm. Nhưng thực tế thì ngược lại hoàn toàn. Bác Toàn chia sẻ rất chân thành: “Chỉ cần làm đúng và đủ những kỹ thuật đơn giản như: tỉa cành, làm cỏ thường xuyên, cắt bỏ hết những phần cành bị sâu bệnh tấn công, là sẽ giảm được rất nhiều sâu bệnh”.

Bác nói, sâu bệnh lây lan từ tán này sang tán khác, nếu không chịu tỉa cành chuẩn chỉnh, thì rất dễ lan ra cả vườn, nhất là những cành già, phải bỏ đi cho đỡ cớm cây, đó chính là những chỗ dễ phát sinh sâu bệnh & nấm nhất, phải tỉa sao cho gọn gàng, sạch sẽ. Tâm lý của bà con thường hay tiếc nên giữ lại những cành già, vì trên đó có nhiều quả non đang độ phát triển.

Nhưng thực tế, chính những cành già khi chạm đất, sẽ gây ra hiện tượng thối quả, thối cành, tạo điều kiện cho sâu bệnh và nấm sinh sôi, phá hủy những cành to khỏe bên trên, làm giảm năng suất cà phê. Việc chăm sóc tỉa cành, làm thông thoáng vườn cây còn giúp cà phê tăng cành dự trữ cho vụ sau, giảm hẳn hiện tượng rụng trái non, tăng chất lượng nhân cho cà phê.

Bác Toàn bên vườn cà phê quả đều tăm tắp nhờ thực hiện đúng kỹ thuật đơn giản. Ảnh: Ngọc Duyên.

Bác Toàn bên vườn cà phê quả đều tăm tắp nhờ thực hiện đúng kỹ thuật đơn giản. Ảnh: Ngọc Duyên.

Một bí kíp rất hay mà bác Toàn bật mí và đã áp dụng rất hiệu quả cho vườn cà phê của bác, đó là cách xử lý khi cây cà phê bị nhiễm sâu bệnh. Khi cây bị sâu bệnh tấn công, việc đầu tiên là cần loại bỏ toàn bộ những cành bị nhiễm để tránh lây lan, tiếp theo là xử lý bộ rễ. Theo bác chia sẻ, rễ cây có khỏe mạnh, thì cây mới phát triển tốt và chống chọi được với sâu, nấm bệnh. Bác dùng thuốc BVTV cùng với vôi để diệt sâu, nấm. Cùng với đó là các loại phân bón tốt rễ, khỏe cây, đơn cử như Đạm xanh, Đạm đen Cà Mau. Kỹ thuật bón vôi của bác khá đơn giản, áp dụng đúng quy trình bón thông thường, nhưng phải đều đặn, năm nào cũng bón, không được bỏ ngắt quãng. Có như vậy, rễ cây mới tốt, hạn chế được sâu, nấm và giúp đất bền bỉ hơn.

Điều chỉnh kích thước nhân & quả cà phê theo tỉ lệ N, P, K

Trò chuyện và được bác dẫn đi thăm khắp vườn cà phê, ai ai cũng ngạc nhiên không hiểu tại  sao chỉ với những bí quyết tưởng chừng đơn giản, mà bác Toàn lại thu được thành quả tốt tới vậy. Bác nói, nhà nông mình phải thực sự hiểu cây, hiểu kỹ thuật bón phân theo từng giai đoạn như thế nào để kích thích cây đơm trái, trái đều, nhiều nhân.



Báo cáo phân tích thị trường