Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường cao su châu Á tuần 27/4-4/5/2007
22 | 06 | 2007
Gía cao su thiên nhiên trên thị trường châu Á tiếp tục tăng trong tuần qua do nguồn cung hạn hẹp trong khi nhu cầu cao. Cao su RSS3 của Thái Lan kỳ hạn tháng 7 đã tăng 0,03 USD/kg lên 2,33 USD/kg, trong khi cao su SMR20 cùng kỳ hạn của Malaysia cũng tăng 0,03 USD/kg lên 2.23 USD/kg. Xem xét triển vọng kinh tế vĩ mô toàn cầu cho thấy khả năng nhu cầu sẽ tiếp tục tăng không từ Trung Quốc mà cả những nước khác.
Thời tiết khô và lạnh trong những ngày đầu tháng, tiếp đến là mưa quá nhiều vào những ngày cuối tháng ở các nước sản xuất cao su chính đã làm giảm lượng mủ cao su khai thác được, gây thiếu cung trong khi nhu cầu vẫn vững. Luca này, thời tiết xấu đang ảnh hưởng tới cả hai nước sản xuất cao su chủ chốt trên thế giới là Indonexia và Malaysia. Mùa đông đang hạn chế sản lượng mủ ở những nước này.
Trong khi đó, cả người tiêu dùng và khách hàng Trung Quốc - nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới - đều muốn mua vào. Trung Quốc và châu Âu đang có nhu cầu mua các loại cao su RSS3 và SMR20, nhưng các nhà sản xuất chưa muốn bán ra lúc này vì dự đoán giá sẽ còn tăng nữa. Thái Lan và Malaysia gần như không còn hàng. Sau mùa khô, cây cao su cần một thời gian mới hồi phục trở lại. Chỉ riêng tại Indonexia, nước sản xuất cao su lớn thứ 2 thế giới, nguồn cung đang tăng lên, song không đáng kể nên người sản xuất vẫn cũng chưa muốn bán hàng ra.
Dự báo giá cao su sẽ ổn định ở mức khoảng 1,8-2 USD/kg trong năm nay, so với mức trung bình 1,85-1,90 USD/kg năm 2006. Cung cao su châu Á dự báo sẽ tiếp tục khan hiếm trong vài năm tới vì nhu cầu mạnh. Do vậy, giá cao su sẽ còn tăng hơn nữa, ít nhất tới 2011 hoặc 2012, khi những cây cao su mới trồng bắt đầu cho thu hoạch. Cây cao su phù hợp với thời tiết nóng, ẩm. Trên 90% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đến từ Đông Nam Á, phần còn lại đến từ châu Phi. Thiếu nhân lực laco động, diện tích đất trồng hạn hẹp và các nước Thái Lan, Indonexia và Malaysia trì hoãn việc trồng lại sẽ làm hạn chế nguồn cung cho tới 2012.
Thái Lan, Indonexia, Malaysia và Việt Nam đều nỗ lực tăng sản lượng với hy vọng thời tiết thuận lợi và năng suất cao su tăng. Song sản lượng có thể bị ảnh hưởng bởi hạn hán, trong khi đó bất khì mức sản lượng tăng nào cũng sẽ được hấp thụ hết bởi nhu cầu tăng ở Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu.
Thế giới sản xuất khoảng 9 triệu tấn cao su thiên nhiên mỗi năm, và tiêu thụ gần hết mức đó, tức là cung/cầu tương đối cân bằng. Trung Quốc, nước tiêu thụ và nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới, sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu và tiêu thụ ở mức 2 con số cho tới 2010 do xuất khẩu lốp xe tăng. Tiêu thụ cao su thiên nhiên và tổng hợp Trung Quốc dự báo sẽ đạt 5 triệu tấn trong năm nay, gồm 2,35 triệu tấn cao su thiên nhiên, tăng 12% so với năm ngoái. Trong khi đó sản lượng của nước này sẽ chỉ tăng 2% trong năm nay. Do vậy, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu khoảng 1,75 triệu tấn trong năm 2007, tăng gần 9% so với năm ngoái.
Sản lượng cao su Thái Lan – nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới - dự báo sẽ đạt 3,17 triệu tấn trong năm nay, so với 3,09 triệu tấn năm ngoái. Sản lượng của Indonexia dự báo sẽ tăng 6% trong năm 2007 so với 2,4 triệu tấn năm 2006. Sản lượng của Malaysia dự báo sẽ tăng 5% lên 1,35 triệu tấn, trong khi của Việt Nam sẽ tăng 15% so với 540.000 tấn năm ngoái. Sản lượng cao su Ấn Độ đã tăng 6% trong tài khoá kết thúc vào tháng 3/2007 đạt 853.000 tấn. Tuy nhiên, ngành lốp xe nước này bùng nổ có thể sẽ đẩy tăng nhập khẩu thêm 20% lên 100.000 tấn cao su thiên nhiên trong tài khoá kết thúc vào tháng 3/2008.
Dự báo thị trường cao su thiên nhiên sẽ sôi động vào tháng 5/2007 với dự báo Trung Quốc sẽ tăng cường mua cao su Thái Lan vì Indonexia không thể đáp ứng nhu cầu. Mặc dù tiêu thụ cao su toàn cầu năm nay có thể khôn nghiều như năm ngoái, nhưng nhu càu mua cao su từ các nước châu Á có thể tăng do khu vực này đông dân và các hãng sản xuất lốp xe phương Tây chuyển hướng hoạt động sang Trung Quốc và các nước châu Á.
Diễn biến giá cao su:
Loại (kỳ hạn)
4/5
So với 27/4
Thai RSS3 (tháng 7)
2.33
+0,03 USD/kg
Malaysia SMR20 (tháng 7)
2.23
+0,03 USD/kg
Indonesia SIR20 (tháng 7)
0.98
+0,01 USD/lb



Nguồn tin: Vinanet
Báo cáo phân tích thị trường