Nguồn: nongnghiep.vn
Kể từ sau dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Trung Quốc hồi năm 2018 khiến nước này phải tiêu hủy 1/2 số lợn toàn quốc và đẩy giá thịt lợn tăng cao kỷ lục, nhiều doanh nghiệp lớn đã tham gia vào ngành chăn nuôi lợn và nhanh chóng hiện đại hóa ngành ngành này. Các doanh nghiệp này đã mở rộng đàn lợn mạnh mẽ khiến giá lợn hơi giảm mạnh, dẫn đến thua lỗ và các khoản nợ cũng ngày một lớn.
Áp lực chịu lỗ trong nhiều năm tới khiến các doanh nghiệp chăn nuôi lợn của Trung Quốc buộc phải thu hẹp đàn lợn giống và bán bớt nhiều trang trại.
Tuy nhiên, hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn hy vọng thị trường sẽ sớm ổn định và kiếm lời khi giá lợn tăng trở lại.
"Tất cả phụ thuộc vào hầu bao của các công ty này lớn đến mức nào", Lyle Jones, giám đốc bán hàng công ty Genesus có trụ sở tại Mỹ, nơi cung cấp lợn giống cho các nhà sản xuất hàng đầu Trung Quốc, cho biết.
Chăn nuôi lợn, giống như các ngành công nghiệp khác của Trung Quốc từ xây dựng đến xe điện, trong những năm gần đây đã ưu tiên tăng trưởng và chiếm lĩnh thị phần hơn lợi nhuận. Điều này giúp tạo ra thặng dư lớn, kéo giá thịt lợn xuống thấp hơn và thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
Tuy nhiên, giá lợn hơi trung bình cả năm 2023 của Trung Quốc đã ở mức thấp nhất trong 10 năm qua, và giảm 15% xuống còn 14,5 NDT/kg chỉ trong 3 tháng qua. Giá lợn hơi liên tục giảm bất chấp việc Trung Quốc bước vào mùa cao điểm tiêu thụ thịt lợn và nỗ lực mua tích trữ của chính phủ nhằm đẩy giá thịt lợn.
Giá thịt lợn ở mức thấp đang “bóp nghẹt” nhiều nhà sản xuất lớn của Trung Quốc, với 10 nhà sản xuất hàng đầu ghi nhận mức nợ ròng tăng 13% trong năm nay tính đến cuối tháng 9/2023, theo truyền thông Trung Quốc.
New Hope Liuhe, nhà sản xuất thịt lợn lớn thứ 3 của Trung Quốc và lớn thứ 5 thế giới, đã phải bán nhiều trang trại trong năm 2022 và thông báo với các nhà đầu tư hồi tháng 7/2023 rằng họ muốn bán nhiều trang trại hơn nữa, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư chuyển hướng rót tiền vào các cơ sở chăn nuôi gia cầm và chế biến thực phẩm của mình.
Jiangxi Zhengbang Technology, nhà sản xuất thịt lợn lớn thứ hai của Trung Quốc, sau một nỗ lực mở rộng nhanh chóng đã buộc phải tái cấu trúc vào năm ngoái dù có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Hơn nữa, với tình trạng nợ ngày một tăng trên toàn nền kinh tế Trung Quốc, các ngân hàng và chính quyền địa phương đã trở nên “không mặn mà” hoặc từ chối cung cấp hỗ trợ.
"Trong 2 năm qua, các ngân hàng đã cho vay rất nhiều nên các công ty này có thể mở rộng rất nhanh chóng. Nhưng giờ đây, khi nhiều doanh nghiệp đang phải gánh khoản nợ khổng lồ, thật khó để các ngân hàng cho họ vay bất kỳ khoản tiền nào", một chuyên gia phân tích từ chối nêu tên nói với hãng tin Reuters.
Tuy nhiên, những thách thức đang ngày một lớn khi Trung Quốc đã sản xuất lượng thịt lợn kỷ lục, một phần là do Bắc Kinh lo ngại biến động giá lương thực và kêu gọi mở rộng đàn lợn sau khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát vào năm 2018 khiến nước này buộc phải tiêu hủy một nửa số lợn cả nước.
Trong 9 tháng đầu năm nay, sản lượng lợn hơi của 15 doanh nghiệp chăn nuôi hàng đầu Trung Quốc đã tăng 17%, bất chấp nhóm này báo khoản lỗ lên đến 200 tỷ NDT. Các nhà phân tích tại Hua'an Securities dự báo sản lượng lợn hơi sẽ tăng 10% trong nửa đầu năm 2024.
Điều này thậm chí còn tồi tệ hơn khi sức tiêu thụ thịt lợn ở Trung Quốc đã giảm do tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là những người trẻ và nhóm người ở thành thị, đang dần chuyển sang thịt gia cầm và các loại thực phẩm khác.
Bên cạnh đó, chi phí phòng bệnh cho đàn lợn đã tăng lên đáng kể, với dịch tả lợn Châu Phi hiện là bệnh đặc hữu và là mối đe dọa thường trực đối với tất cả các trang trại.
Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo ngành chăn nuôi lợn sẽ đối mặt với tổn thất nặng nề hơn đối vào đầu năm 2024 và kêu gọi các nhà sản xuất lợn cắt giảm sản lượng.
"Các doanh nghiệp chăn nuôi lợn hàng đầu đã mở rộng mạnh mẽ trong năm 2020 và 2021, vốn đầu tư của họ là rất lớn và họ không sẵn sàng giảm công suất, ngay cả khi giá thịt lợn thấp như hiện tại", Flora Zhu, giám đốc nghiên cứu doanh nghiệp Trung Quốc tại Fitch Ratings, cho biết.
Kể từ sau dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Trung Quốc hồi năm 2018 khiến nước này phải tiêu hủy 1/2 số lợn toàn quốc và đẩy giá thịt lợn tăng cao kỷ lục, nhiều doanh nghiệp lớn đã tham gia vào ngành chăn nuôi lợn và nhanh chóng hiện đại hóa ngành ngành này. Các doanh nghiệp này đã mở rộng đàn lợn mạnh mẽ khiến giá lợn hơi giảm mạnh, dẫn đến thua lỗ và các khoản nợ cũng ngày một lớn.
Áp lực chịu lỗ trong nhiều năm tới khiến các doanh nghiệp chăn nuôi lợn của Trung Quốc buộc phải thu hẹp đàn lợn giống và bán bớt nhiều trang trại.
Tuy nhiên, hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn hy vọng thị trường sẽ sớm ổn định và kiếm lời khi giá lợn tăng trở lại.
"Tất cả phụ thuộc vào hầu bao của các công ty này lớn đến mức nào", Lyle Jones, giám đốc bán hàng công ty Genesus có trụ sở tại Mỹ, nơi cung cấp lợn giống cho các nhà sản xuất hàng đầu Trung Quốc, cho biết.
Chăn nuôi lợn, giống như các ngành công nghiệp khác của Trung Quốc từ xây dựng đến xe điện, trong những năm gần đây đã ưu tiên tăng trưởng và chiếm lĩnh thị phần hơn lợi nhuận. Điều này giúp tạo ra thặng dư lớn, kéo giá thịt lợn xuống thấp hơn và thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
Tuy nhiên, giá lợn hơi trung bình cả năm 2023 của Trung Quốc đã ở mức thấp nhất trong 10 năm qua, và giảm 15% xuống còn 14,5 NDT/kg chỉ trong 3 tháng qua. Giá lợn hơi liên tục giảm bất chấp việc Trung Quốc bước vào mùa cao điểm tiêu thụ thịt lợn và nỗ lực mua tích trữ của chính phủ nhằm đẩy giá thịt lợn.
Giá thịt lợn ở mức thấp đang “bóp nghẹt” nhiều nhà sản xuất lớn của Trung Quốc, với 10 nhà sản xuất hàng đầu ghi nhận mức nợ ròng tăng 13% trong năm nay tính đến cuối tháng 9/2023, theo truyền thông Trung Quốc.
New Hope Liuhe, nhà sản xuất thịt lợn lớn thứ 3 của Trung Quốc và lớn thứ 5 thế giới, đã phải bán nhiều trang trại trong năm 2022 và thông báo với các nhà đầu tư hồi tháng 7/2023 rằng họ muốn bán nhiều trang trại hơn nữa, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư chuyển hướng rót tiền vào các cơ sở chăn nuôi gia cầm và chế biến thực phẩm của mình.
Jiangxi Zhengbang Technology, nhà sản xuất thịt lợn lớn thứ hai của Trung Quốc, sau một nỗ lực mở rộng nhanh chóng đã buộc phải tái cấu trúc vào năm ngoái dù có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Hơn nữa, với tình trạng nợ ngày một tăng trên toàn nền kinh tế Trung Quốc, các ngân hàng và chính quyền địa phương đã trở nên “không mặn mà” hoặc từ chối cung cấp hỗ trợ.
"Trong 2 năm qua, các ngân hàng đã cho vay rất nhiều nên các công ty này có thể mở rộng rất nhanh chóng. Nhưng giờ đây, khi nhiều doanh nghiệp đang phải gánh khoản nợ khổng lồ, thật khó để các ngân hàng cho họ vay bất kỳ khoản tiền nào", một chuyên gia phân tích từ chối nêu tên nói với hãng tin Reuters.
Tuy nhiên, những thách thức đang ngày một lớn khi Trung Quốc đã sản xuất lượng thịt lợn kỷ lục, một phần là do Bắc Kinh lo ngại biến động giá lương thực và kêu gọi mở rộng đàn lợn sau khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát vào năm 2018 khiến nước này buộc phải tiêu hủy một nửa số lợn cả nước.
Trong 9 tháng đầu năm nay, sản lượng lợn hơi của 15 doanh nghiệp chăn nuôi hàng đầu Trung Quốc đã tăng 17%, bất chấp nhóm này báo khoản lỗ lên đến 200 tỷ NDT. Các nhà phân tích tại Hua'an Securities dự báo sản lượng lợn hơi sẽ tăng 10% trong nửa đầu năm 2024.
Điều này thậm chí còn tồi tệ hơn khi sức tiêu thụ thịt lợn ở Trung Quốc đã giảm do tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là những người trẻ và nhóm người ở thành thị, đang dần chuyển sang thịt gia cầm và các loại thực phẩm khác.
Bên cạnh đó, chi phí phòng bệnh cho đàn lợn đã tăng lên đáng kể, với dịch tả lợn Châu Phi hiện là bệnh đặc hữu và là mối đe dọa thường trực đối với tất cả các trang trại.
Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo ngành chăn nuôi lợn sẽ đối mặt với tổn thất nặng nề hơn đối vào đầu năm 2024 và kêu gọi các nhà sản xuất lợn cắt giảm sản lượng.
"Các doanh nghiệp chăn nuôi lợn hàng đầu đã mở rộng mạnh mẽ trong năm 2020 và 2021, vốn đầu tư của họ là rất lớn và họ không sẵn sàng giảm công suất, ngay cả khi giá thịt lợn thấp như hiện tại", Flora Zhu, giám đốc nghiên cứu doanh nghiệp Trung Quốc tại Fitch Ratings, cho biết.