Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2023: Biên lợi nhuận thu hẹp
03 | 06 | 2024
Theo Triển vọng Thực phẩm Nông nghiệp năm 2024 của Alltech, sản lượng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) toàn cầu là 1,29 tỷ tấn vào năm 2023, giảm nhẹ 2,6 triệu tấn tương đương 0,2% so với dự đoán năm 2022. Đến năm thứ 13, nghiên cứu này đã thu thập dữ liệu từ hơn 27.000 nhà máy thức ăn chăn nuôi ở 142 quốc gia, việc sử dụng thức ăn hiệu quả hơn là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu sụt giảm, tuy thức ăn gia cầm có mức tăng trưởng đáng kể nhất.

Nguồn: nhachannuoi.vn

Năm 2023, sản lượng TĂCN toàn cầu đạt 1,29 tỷ tấn

Cuộc khảo sát cho thấy, các hệ thống sản xuất thâm canh, trong đó nhấn mạnh đến việc sử dụng dinh dưỡng vật nuôi, phương pháp quản lý và công nghệ khác để giảm lượng thức ăn ăn vào trong khi sản xuất cùng một lượng protein hoặc nhiều hơn, là một phần nguyên nhân kéo giảm tổng thể về nhu cầu TĂCN. Nhu cầu TĂCN thấp hơn là do tổng sản lượng protein động vật giảm, biên lợi nhuận thu hẹp mà nhiều nhà sản xuất TĂCN và protein động vật đang phải đối mặt. Sản xuất TĂCN vào năm 2023 cũng bị ảnh hưởng bởi giá thành tăng, xu hướng ăn uống thay đổi và lạm phát cũng như bất ổn địa chính trị.

10 QUỐC GIA HÀNG ĐẦU

Top 10 quốc gia sản xuất TĂCN gồm:

Trung Quốc 262,71 tỷ tấn (tăng +0,76%).

Mỹ 238,09 tỷ tấn (1,13%).

Brazil 83,32 tỷ tấn (tăng 1,84%).

Ấn Độ 52,83 tỷ tấn (tăng 13,43%).

Mexico 40,42 tỷ tấn (tăng 0,02%).

Nga 35,46 tỷ tấn (tăng 3,83%).

Tây Ban Nha 27,53 tỷ tấn (giảm 11,88%).

Việt Nam 24,15 tỷ tấn (giảm 9,63%).

Nhật Bản 23,94 tỷ tấn (giảm 1,15%).

Thổ Nhĩ Kỳ 23,37 tỷ tấn (giảm 11,48%).

Tổng sản lượng của 10 quốc gia trên chiếm đến 63,1% sản lượng thế giới (tương tự năm 2022) và gần một nửa sản lượng thế giới tập trung ở 4 quốc gia: Trung Quốc, Mỹ, Brazil và Ấn Độ.

KẾT QUẢ VÀ TRIỂN VỌNG NỔI BẬT

Ngành sản xuất thức ăn cho gia cầm: chứng kiến sản lượng thức ăn gà thịt tăng ổn định (385,04 tỷ tấn, tăng 13,10 tỷ tấn, đạt 3,5%), trong khi sản lượng của thức ăn gà đẻ chỉ tăng nhẹ (170,88 tỷ tấn, tăng 0,01 tỷ tấn).

 + Thức ăn gà thịt hiện chiếm 29,9% tổng sản lượng thế giới, nhờ mức tăng 3,5% vào năm 2023. Mặc dù mức tăng trưởng không đồng đều ở các mảng, nhưng ngành gia cầm vẫn có triển vọng phát triển mạnh mẽ vào năm 2024, nhờ hợp nhất những thành công trong khu vực và động lực của thị trường toàn cầu. Một vài nhân tố trọng yếu góp phần vào khả năng phục hồi của ngành chăn nuôi gà thịt bao gồm, giảm chi phí đầu của như thức ăn và năng lượng, đồng thời tăng tỷ suất lợi nhuận.

+ Đối với gà đẻ, có nhiều nỗ lực hướng đến tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thức ăn, để bắt kịp xu hướng ăn uống và tiêu dùng đang đổi mới. Dịch bệnh toàn cầu bùng phát và những khó khăn kinh tế đã ảnh hưởng đáng kể đến một số thị trường, làm gián đoạn chu kỳ sản xuất. Tuy nhiên, dự đoán về mảng gà đẻ nhìn chung vẫn thuận lợi do khả năng thích ứng tốt với các điều kiện đầy thách thức, so sánh với các ngành công nghiệp protein khác.

Ngành chăn nuôi gia cầm dự kiến sẽ phát triển hơn nữa nhờ sự kết hợp giữa điều kiện thị trường trong nước và xu hướng thị trường quốc tế. Mảng gà thịt có nhiều triển vọng tích cực nhờ chi phí đầu vào thấp hơn, tỷ suất lợi nhuận của ngành tăng và hành vi tiêu dùng đang thay đổi. Đối với mảng gà đẻ, thách thức vẫn tồn tại nhưng vẫn có khả năng phục hồi và tăng trưởng.

Ngành sản xuất thức ăn cho heo: gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 khiến tổng sản lượng thức ăn cho lợn giảm 1,23% (320,80 tỷ tấn, giảm 4,01 tỷ tấn).

Châu Mỹ Latinh trở thành điểm sáng duy nhất đạt được mức sản lượng tăng trong năm 2023, trong khi châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương và Bắc Mỹ vốn là những khu vực có sản lượng hàng đầu trên thế giới đều phải đối mặt với nhiều thách thức.

Những nỗ lực tái đàn đang có tiến triển, nhưng dịch tả lợn châu Phi (ASF) vẫn đang tàn phá ngành chăn nuôi heo ở Trung Quốc và Đông Nam Á.

Các xu hướng trên đã làm rõ hơn mối liên kết phức tạp giữa các yếu tố kinh tế, động lực cung ứng và quản lý dịch bệnh trong ngành thức ăn chăn nuôi heo toàn cầu. Tháo gỡ những khó khăn này là mấu chốt để duy trì ngành chăn nuôi và đảm bảo an ninh lương thực.

Sản lượng thức ăn bò sữa: giảm 2,3% (126,23 tỷ tấn, giảm 2,28%), chủ yếu là do giá sữa thấp và chi phí thức ăn cao. Điều này buộc nông dân phải đưa ra những quyết định có tính toán, chẳng hạn như nuôi ít bò hơn hoặc phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn thức ăn phi thương mại.

Tại châu Âu, các nhà sản xuất sữa sẽ tiếp tục phải vật lộn với các chính sách môi trường chặt chẽ hơn trong thời gian tới và họ cần tìm ra hướng đi mới để tiếp tục phát triển.

Châu Á-Thái Bình Dương đã có những nỗ lực hạn chế giá sữa tiếp tục giảm và là khu vực duy nhất có sản lượng tăng vào năm 2023. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi mức tiêu thụ các sản phẩm sữa liên tục tăng trong khu vực, HTX đã sản xuất nhiều thức ăn hơn.

Sự chuyển dịch này phản ánh sự cân bằng mong manh giữa các yếu tố kinh tế và nhu cầu duy trì sản xuất sữa. Chi phí thức ăn thấp hơn và giá sữa cao hơn sẽ giúp tái định hướng phát triển.

Sản lượng thức ăn bò thịt trên toàn cầu: giảm 4,36% (117,49 tỷ tấn, giảm 5,35 tỷ tấn) mức giảm rõ rệt nhất trong số tất cả các loại vật nuôi vào năm ngoái. Do ảnh hưởng từ những thay đổi trong chu kỳ chăn nuôi gia súc ở Hoa Kỳ cùng với các chính sách bền vững chặt chẽ hơn ở châu Âu đã có tác động lớn; đáng chú ý, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã vượt châu Âu một khoảng đáng kể trong năm 2023.

Bên cạnh nhiều vấn đề khác, hạn hán kéo dài và chi phí sản xuất cao đã góp phần làm sụt giảm đáng kể sản lượng ở Bắc Mỹ.

Trong khi ngành công nghiệp thịt bò châu Âu và Bắc Mỹ dự kiến ​​sẽ tiếp tục suy giảm vào năm 2024, Trung Quốc, Brazil và Úc vẫn có triển vọng tăng trưởng, làm bật lên những động lực phức tạp và bối cảnh sản xuất TĂCN bò thịt trên toàn thế giới.

Sản lượng thức ăn của ngành nuôi trồng thủy sản: giảm 4,4% (52,09 triệu tấn, giảm 2,42 triệu tấn). Một phần nguyên nhân đến từ nguồn cung cấp thức ăn thủy sản của Trung Quốc giảm mạnh do giá cá giảm gây ra những ảnh hưởng sâu rộng.

Tăng trưởng ở Mỹ Latinh đạt 0,27 triệu tấn, tương đương 3,87%. Nhu cầu lớn về hàng thủy sản tại khu vực đã giúp các nhà sản xuất thủy sản kiên cường trước những điều kiện thời tiết bất lợi.

Ngành thức ăn cho thú cưng toàn cầu: không ngừng phát triển, mặc dù tốc độ còn chậm, chỉ 0,74% (34,96 MMT, +0,26 MMT) trong năm 2023. Những người nuôi thú cưng có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm và dịch vụ thú cưng chất lượng cao, họ chỉ muốn điều tốt nhất cho những người bạn đồng hành của mình.

Thị trường Mỹ Latinh và Bắc Mỹ là động lực chính cho sự tăng trưởng toàn cầu, đáng chú ý thị trường Bắc Mỹ đã vượt qua thị trường châu Âu trong năm nay.

Châu Âu là thị trường duy nhất bị sụt giảm về sản lượng trong năm 2023. Những gián đoạn trong chuỗi cung ứng và áp lực lạm phát là những yếu tố chính dẫn đến sự sụt giảm này.

Ngành thức ăn cho ngựa: giảm 3,9% (7,98 tỷ tấn, giảm 0,32 tỷ tấn) trong năm 2023. Thách thức hàng đầu trong lĩnh vực này bao gồm chi phí nhân công và giá vật liệu cao. Các công nghệ hàng đầu có ảnh hưởng đến lĩnh vực này là an toàn sinh học, vi mạch, di truyền và giải pháp dinh dưỡng.

Theo những người tham gia khảo sát, cơ hội phát triển lớn đang dành cho các giải pháp dinh dưỡng là quản lý sức khỏe đường ruột và hiệu quả sử dụng thức ăn.

Mảng thức ăn cho ngựa được dự đoán sẽ sụt giảm cả về giá lẫn sản lượng trong năm tới.

Tháo gỡ những khó khăn để duy trì ngành chăn nuôi và đảm bảo an ninh lương thực

KẾT QUẢ NỔI BẬT TỪNG KHU VỰC

Khu vực Bắc Mỹ: ghi nhận mức giảm 2,8 tỷ tấn (259,26 tỷ tấn, giảm 1,1%), với sản lượng TĂCN bò thịt giảm đáng kể. Ngành chăn nuôi lợn và bò sữa cũng giảm nhẹ, nhưng ngành chăn nuôi gà thịt, gà đẻ và thú cưng đã bù đắp lại sự thiếu hụt. Sản lượng thức ăn trong lĩnh vực gà thịt đã tăng gần 2,9%.

Châu Mỹ Latinh: tăng trưởng 2,46 tỷ tấn trong năm 2023 (200,67 tỷ tấn, tăng 1,24%). Bất chấp chi phí sản xuất cao, căng thẳng địa lý, chính trị và hành vi người tiêu dùng thay đổi vì lý do kinh tế, khu vực này vẫn tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu, chủ yếu nhờ thị trường nuôi trồng thủy sản, gia cầm và thịt heo định hướng xuất khẩu.

Châu Âu: có xu hướng giảm trong sản xuất TĂCN, với mức giảm 10,07 tỷ tấn (253,19 tỷ tấn, giảm 3,82%) do các vấn đề bao gồm chiến sự ở Ukraina và sự lây lan của các dịch bệnh trên như Dịch tả lợn châu Phi (ASF) và Cúm gia cầm (AI).

Châu Á-Thái Bình Dương: dẫn đầu mức tăng trưởng trong năm 2023, với mức tăng 6,54 triệu tấn (475,33 tỷ tấn, tăng 1,4%). Tăng trưởng sản xuất TĂCN mảng động vật nhai lại bù đắp cho khoảng thụt lùi của ngành thủy sản trong khu vực. Đây cũng là khu vực tập trung một số quốc gia trong số 10 quốc gia có sản lượng hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Nhật Bản.

Châu Phi: tăng trưởng chậm ở mức 1,95% tương đương gần 1 tỷ tấn, nâng tổng sản lượng lên 51,42 tỷ tấn.

Trung Đông: giảm nhẹ 0,12 tỷ tấn (35,93 tỷ tấn, giảm 0,32%).

Châu Đại Dương: có mức tăng trưởng đứng thứ ba, 3,71% hay 0,39 tỷ tấn trong tổng số 10,78 tỷ tấn.

 Alltech chỉ ra rằng họ hợp tác với các nhà máy TĂCN, các doanh nghiệp và chính phủ trên khắp thế giới để tổng hợp dữ liệu và hiểu biết sâu sắc, nhằm đưa ra đánh giá về hoạt động sản xuất của ngành mỗi năm. Công ty cho biết thêm, sản lượng và giá thức ăn hỗn hợp được bộ phận kinh doanh toàn cầu của Alltech, kết hợp cùng với các hiệp hội TĂCN tại địa phương để thu thập số liệu trong Quý I năm 2024. Những số liệu hiện chỉ là ước tính và nhằm mục đích như một nguồn thông tin cho các bên liên quan trong ngành.



Báo cáo phân tích thị trường