Dự trữ cao su thô ở Nhật Bản đã giảm 9,4% xuống 8.896 tấn vào ngày 10/9 so với 9.819 tấn ngày 31/8. Dự báo giá cao su kỳ hạn ở Tokyo chắc chắn sẽ tăng hơn nữa bởi giá cao su physical vẫn đang được hỗ trợ khi mưa triền miên ở miền Nam Thái lan và Malaysia, những khu vực trồng cao su chính. Các thương gia cho rằng giá ở Tokyo chắc chắn sẽ tăng vượt 260 Yên. Tuy nhiên, nếu giá dầu giảm, giá cao su Tokyo cũng sẽ giảm theo. Khi được phóng viên Reuter phỏng vấn, nhiều nhà phân tích dự báo giá tham khảo ở Tokyo sẽ giảm xuống 250 Yên vào cuối tháng 10 nếu giá các hàng hoá khác giảm xuống.
Trên thị trường giao ngay, giá cao su cũng tăng theo xu hướng giá kỳ hạn. Nhu cầu cao su physical mạnh, với một số khách hàng, kể cả các nhà sản xuất lốp xe châu Âu và Trung Quốc đang hỏi mua cao su physical với giá khoảng 2 USD/kg, song các nhà xuất khẩu không muốn bán với giá này. Dự trữ cao su của các nhà sản xuất lốp xe đang suy kiệt, và lúc này họ chỉ mua đủ dùng vì giá cao. Hầu hết họ muốn mua hàng giao ngay, nhất là Trung Quốc, nhưng các nhà sản xuất cao su không thể cung cấp hàng ngay lúc này vì không còn nhiều hàng dự trữ. Hầu hết họ mua cao su Thái Lan mặc dù giá cao hơn so với của Indonexia và Malaysia, bởi những nguồn kia đang rất khan hiếm do thời tiết xấu. Tuy nhiên, nguồn cung cao su physical cũng sắp tăng lên, bởi các khu vực sản xuất cao su sắp bước vào giai đoạn thu hoạch cao, và nguồn cung sẽ tới thị trường trong khoảng 15-20 ngày tới.
Giám đốc Hiệp hội cao su Indonexia (Gapkindo), Suharto Honggokusumo, dự báo thị trường cao su thế giới năm nay sẽ thiếu 500.000 tấn cao su thiên nhiên, do tiêu thụ tăng 5% đạt 9,2 triệu tấn. Tiêu thụ tăng, nhất là ở Trung Quốc, đã đẩy nhu cầu tăng mạnh và gây thiếu hụt nguồn cung trên thị trường thế giới. Hiệp hội các Công ty Cao su Indonexia (Gapkindo) cho rằng đây sẽ là cơ hội để nước này tăng xuất khẩu cao su thiên nhiên. Sản lượng cao su thiên nhiên Indonexia năm 2007 dự kiến tăng 5% lên 2,7 triệu tấn, sau khi tăng 13% năm ngoái. Tốc độ tăng chậm lại là do thời tiết bất lợi. Trong 7 tháng đầu năm nay, Indonexia đã xuất khẩu 3,52 tỷ USD cao su, tăng so với 3,2 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Tính theo trị giá, cao su và sản phẩm cao su có thu nhập xuất khẩu cao thứ 5 trong số những hàng hoá phi dầu mỏ và khí đốt 7 tháng qua. Dầu cọ là mặt hàng có nguồn thu lớn nhất, 4,68 tỷ USD.
Theo Ủy ban Cao su Ấn Độ, sản lượng cao su tổng hợp của nước này giai đoạn tháng 4-6/2007 giảm khoảng 6%, song tiêu thụ lại tăng 10% do nhu cầu tăng từ ngành lốp xe.
Sản lượng trong 3 tháng đầu tài khoá 2007/08 đạt 24.606 tấn, so với 26.100 tấn cùng kỳ năm ngoái. Tổng tiêu thụ tăng tới 69.540 tấn trong thời gian đó, so với 63.420 tấn cùng kỳ năm trước, khi nhu cầu từ ngành sản xuất lốp xe tăng 12% đạt 45.409 tấn. Phần của cao su tổng hợp trong sản xuất lốp xe đã tăng lên 25% trong năm qua so với 22% năm trước đó. Ngành lốp xe chiếm 60% tiêu thụ cao su tổng hợp của nước này. Bán ô tô tăng, dự kiến sẽ gấp đôi lên 2 triệu vào 2010, sẽ đẩy nhu cầu tăng lên. Tiêu thụ cao su tổng hợp của Ấn Độ chắc chắn sẽ đạt 350.000 tấn vào 2010 do nhu cầu tăng từ lĩnh vực ô tô, trong khi sản lượng giảm, có nghĩa là nhập khẩu sẽ tăng lên. Nhập khẩu cao su tổng hợp trong 3 tháng đầu tài khoá 2007/08 tăng 23% lên 45.135 tấn. Trong tài khoá 2006/07, nước này đã nhập khẩu 172.000 tấn cao su tổng hợp. Tổng dự trữ cao su tiính đến cuối tháng 6 là 26.610 tấn.
Sản lượng cao su Malaysia tháng 7/2007 giảm 16,9% so với cùng tháng năm trước, xuống 104.286 tấn, song tăng 5,9% so với tháng 6. Tổng sản lượng trong 7 tháng đầu năm 2007 đạt 694.392 tấn, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu cao su thiên nhiên Malaysia tháng 7 đã giảm 9,3% xuống 77.783 tấn so với cùng kỳ năm trước, và giảm 4,1% so với tháng 6. Cao su tiêu chuẩn chiếm 93,5% tổng khối lượng xuất khẩu.
Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Brazil và Bồ Đào Nha là 7 thị trường xuất khẩu cao su hàng đầu của Malaysia, chiếm 69,8%. Malaysia đã nhập khẩu 51.996 tấn cao su thiên nhiên trong tháng 7, tăng 11% so với tháng 6 song giảm 4,5% so với cùng tháng năm ngoái. Malaysia tiêu thụ tổng cộng 37.006 tấn cao su trong tháng 7, tăng 5,6% so với tháng 6. Ngành găng tay là ngành tiêu thụ chính trong tháng 7 cũng như 7 tháng đầu năm.
Giá cao su physical:
Loại | 27/9 | 26/8 |
Thai RSS3 (12/07) | 2,20 USD/kg | 2,08 USD/kg |
Thai STR20 (12/07) | 2,18 USD/kg | 2,05 USD/kg |
Malaysia SMR20 (12/07) | 2,18 USD/kg | 2,06USD/kg |
Indonesia SIR20 (12/07) | 0,97 USD/lb | 0,96 USD/kg |