Theo báo cáo của Chính phủ, tỉ lệ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người Nhật tính theo số calo cung cấp đã liên tục giảm dần và đến nay tỉ lệ này chỉ là khoảng 40%. Chính phủ Nhật Bản đã có chính sách và nỗ lực nhằm đảo ngược xu hướng này, trong đó có việc thúc đẩy hoạt động nuôi cá ở trong nước. Phải thừa nhận rằng, sự bùng nổ trong thế giới nhà hàng ở Nhật Bản (ước tính khoảng 24.000 nhà hàng) sẽ tạo sức thu hút nhập khẩu mạnh các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, trong đó có thủy sản từ các nước Nam Á, Trung Quốc và Bắc Mỹ).
Trong khi đó, gần đây đã có báo cáo về triển vọng nuôi thành công cá ngừ vây xanh ở Nhật Bản. Trường Đại học Kinki đã nuôi thành công cá ngừ vây xanh thế hệ thứ 3 tới kích cỡ thương mại. Năm 2002, trường đại học này đã lần đầu tiên ương nuôi thành công cá ngừ bố mẹ từ trứng của cá đánh bắt tự nhiên. Cá bột (thế hệ thứ 2) ấp từ trứng của đán cá bố mẹ ấy đã được nuôi tới giai đoạn trưởng thành và tiếp tục được nhân giống tới giai đoạn hiện nay. Sự thương mại hoá công nghệ nuôi này sẽ là một bước đột phá lớn đối với nguồn cung cấp cá ngừ đang thiếu hụt cho thị trường Nhật Bản và trên toàn thế giới.
Thị trường cá ngừ sashimi
Do sự thiếu hụt nguồn cung cấp trên toàn cầu, tổng nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản, gồm cá ngừ tươi và đông lạnh, thăn và philê (ngoại trừ cá ngừ hộp) tiếp tục giảm và đạt mức thấp kỷ lục trong 6 tháng đầu năm 2007 với khối lượng 128.136 tấn, trị giá 108,04 tỉ Yên (888,21 triệu USD) so với 168.209 tấn, trị giá 116,61 tỉ Yên cùng kỳ năm 2006.
Nhập khẩu cá ngừ tươi/ướp lạnh
Nhập khẩu cá ngừ sashimi bằng đường hàng không đã giảm 12,25% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm nay. Ngoại trừ cá ngừ vây dài, nguồn cung cấp đối với tất cả các loài đã giảm do sản lượng thấp trên toàn thế giới. Giá trị nhập khẩu đạt 20 tỉ Yên (165 triệu USD).
Nhập khẩu cá Ngừ tươi/ướp lạnh của Nhật Bản , tháng 1-6 (tấn) |
Loài | 2007 | 2006 | 2005 | 2004 | 2003 |
Cá Ngừ vây xanh | 2.649 | 2.896 | 5.013 | 5.026 | 3.206 |
Cá Ngừ vây xanh miền nam | 190 | 891 | 930 | 1.622 | 877 |
Cá Ngừ mắt to | 7.236 | 8.265 | 8.911 | 9.247 | 8.977 |
Cá Ngừ vây vàng | 9.248 | 10.067 | 11.395 | 12.628 | 14.906 |
Cá Ngừ vây vằn | 72 | - | 29 | 43 | 34 |
Cá Ngừ vây dài | 76 | 72 | 89 | 100 | 148 |
Tổng | 19.471 | 22.191 | 26.357 | 28.666 | 28.148 |
Cá ngừ đông lạnh
So với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu cá ngừ đông lạnh trong 6 tháng đầu năm nay đã giảm gần 29%. Các nguồn cung cấp cá ngừ vây vàng đông lạnh ít hơn so với cá ngừ mắt to đông lạnh. Nhập khẩu cá ngừ vằn chỉ bằng một nửa so với năm ngoái, khiến nhiều nhà sản xuất Katsuobushi phải cắt giảm năng suất. Nhập khẩu các sản phẩm Katsuobushi/arabushi (cá ngừ vằn sấy khô) trong giai đoạn này cũng giảm từ 2.444 tấn năm 2006 xuống còn 2.331 tấn trong năm nay do sự thiếu hụt nguyên liệu ở các nước sản xuất như Inđônêxia, Philippin, quần đảo Sôlômôn, Trung Quốc, Manđivơ và Việt Nam.
Nhập khẩu cá Ngừ đông lạnh (nguyên con/sơ chế) của Nhật Bản , tháng 1-6 (tấn) |
Loài | 2007 | 2006 | 2005 | 2004 | 2003 |
Cá Ngừ vây xanh | 4.660 | 4.470 | 3.723 | 5.114 | 4.166 |
Cá Ngừ vây xanh miền nam | 116 | 561 | 431 | 2.392 | 486 |
Cá Ngừ mắt to | 41.697 | 47.664 | 55.809 | 61.738 | 68.163 |
Cá Ngừ vây vàng | 31.448 | 48.015 | 64.778 | 54.581 | 48.232 |
Cá Ngừ vây vằn | 11.173 | 24.773 | 31.476 | 46.430 | 37.372 |
Cá Ngừ vây dài | 1.252 | 1.340 | 1.852 | 567 | 673 |
Tổng | 90.346 | 126.813 | 158.069 | 170.822 | 159.089 |
Katsuobushi:
Nhập khẩu cá ngừ vây vằn đông lạnh của Nhật Bản trong giai đoạn từ tháng 1-5/2007 giảm 90% so với cùng kỳ 2006 do sự thiếu hụt nguồn cung cấp toàn cầu, giá tăng cao và nhu cầu mạnh từ các nhà máy đóng hộp châu Á.
So với tháng 3, giá cập cảng cá Ngừ vây vằn đã tăng 40% ở Makurazaki và ở Kagoshima, khu vực sản xuất chính katsuobushi ở Nhật Bản. Ngày 15/7, các nhà sản xuất Katsuobushi ở khu vực này đã phải dừng hoạt động của nhà máy 1 tuần do thiếu nguyên liệu và giá thu mua nguyên liệu tăng. Các nhà chức trách ngành cá Ngừ và các nhà kinh doanh ở Nhật Bản lo ngại rằng sớm hay muộn thì các nhà sản xuất khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ở Nhật Bản, các sản phẩm bushi (sấy khô) từ cá Ngừ được sử dụng thường xuyên nhất tại nhà và trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm.
Từ quý 4 của năm nay, giá Katsuobushi đã tăng tới mức khá cao. Sau khi giá cá Ngừ vằn liên tục tăng cao, 3 nhà sản xuất Katsuobushi hàng đầu là Yamaki (số 1), Marumoto (số 2) và Ninben (số 3) đã tăng giá sản phẩm đối với các đơn hàng họ đã nhận của các nhà bán lẻ trong tháng 9.
Cá ngừ hộp:
Các nhà sản xuất cá Ngừ hộp của Nhật Bản cũng tăng giá đối với các nhà bán lẻ trực tiếp bao gồm các siêu thị do sự thiếu hụt nguồn cung cấp trên toàn cầu và giá nguyên liệu cá Ngừ vây vàng và cá Ngừ vằn tăng cao.