Trong thông báo gửi 6 công ty xuất khẩu lớn ở bang Andhra Pradesh có các lô hàng bị nhiễm kháng sinh hoặc bị EU trả lại do nhiễm kháng sinh, MPEDA đe dọa sẽ hủy giấy phép xuất khẩu và thu hồi giấy đăng ký của các nhà máy chế biến do tiếp tục vi phạm luật vệ sinh. 6 công ty này là Devi Fisheries Ltd, Devi Seafoods Ltd, Wellcome Fisheries Ltd, Surya Mitra Eximps Pvt. Ltd, Satya Sea Foods Ltd và Jagadeesh Marine Exports.
MPEDA tuyên bố việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản không chỉ gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu mà còn ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của đất nước. Năm 2006-07, các nước Châu Âu chiếm 33% xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ, đạt trị giá 1,8 tỷ USD.
Truy xuất lại một số lô hàng bị trả lại cho các nhà chế biến và xuất khẩu do không chú ý đến các chỉ dẫn mà MPEDA đã nhiều lần đưa ra, trong thông báo này họ cảnh báo các nhà xuất khẩu và sản xuất cần kiểm tra kháng sinh trước khi xuất hàng.
Ông Y. Surya Rao, giám đốc công ty Devi Fisheries, một trong những công ty đã nhận được thông báo, cho biết, các nhà xuất khẩu đã gửi công văn cho MPEDA khẳng định họ không phải chịu trách nhiệm liên can trong vụ này và cho rằng kháng sinh đã được sử dụng ngay từ quá trình nuôi, vì vậy họ không thể bị phạt vì việc này.
MPEDA là tổ chức thương mại chịu trách nhiệm kiểm tra các mẫu sản phẩm do các trại nuôi, các trại sản xuất giống và các nhà máy thức ăn sản xuất. Trong vai trò là cơ quan phối hợp với các tổ chức chính quyền bang và trung ương Cơ quan này, MPEDA là đơn vị chủ trì việc cưỡng chế thực thi các qui định về vệ sinh và chất lượng thủy sản.
Ông Rao cho rằng MPEDA và Cơ quan Kiểm tra xuất khẩu của Ấn Độ cần nâng cấp các phòng kiểm nghiệm và tiếp tục hướng dẫn các nhà chế biến và xuất khẩu biện pháp loại bỏ sử dụng kháng sinh. Ông cho biết, hầu hết các nước nhập khẩu đều áp dụng các phương pháp kiểm nghiệm mới nhất như sắc ký lỏng hiệu năng cao để kiểm tra tôm. Vì Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (SEAI) không đại diện cho các trại nuôi và các trại giống nên chính phủ sẽ phải có biện pháp trực tiếp đối với các trại nuôi sản xuất sản phẩm nhiễm khuẩn.
Ông Rao tuyên bố, nếu MPEDA không rút lại thông báo trên và không có biện pháp để bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu từ các trại nuôi không nhiễm kháng sinh, thì SEAI buộc phải ngừng thu mua tôm từ các trại nuôi.