Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thử thách gay gắt của ngành chăn nuôi
26 | 07 | 2007
Nguy cơ mất dần thị trường trong nước. Nhìn vào 2 mặt hàng chiến lược của ngành chăn nuôi là thịt bò và thịt heo, có thể thấy rõ những nguy cơ này. Chăn nuôi heo dù có những bước cải thiện, tiếp cận với công nghệ của thế giới, năng suất có tăng lên, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp hơn so với khu vực.

Nguy cơ mất dần thị trường trong nước. Nhìn vào 2 mặt hàng chiến lược của ngành chăn nuôi là thịt bò và thịt heo, có thể thấy rõ những nguy cơ này. Chăn nuôi heo dù có những bước cải thiện, tiếp cận với công nghệ của thế giới, năng suất có tăng lên, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp hơn so với khu vực. Chăn nuôi bò thịt trong nước chủ yếu là tận dụng thức ăn, đồng cỏ ven bờ với 90% bò thịt nuôi ở từng hộ nhỏ lẻ. Nhìn tổng thể về chăn nuôi, dù gia súc hay gia cầm thì đặc điểm chung cả nước vẫn là nuôi phân tán, chủ yếu lấy công làm lời, chưa phải là một nền chăn nuôi chuyên nghiệp, quy mô lớn để giảm giá thành, tăng mức cạnh tranh trên thị trường. Hầu hết giá của những cây trồng làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đều cao, do đó nên chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi cao hơn so với khu vực từ 10-20%, nếu so với thế giới con số này lên đến 20-25%.

Thua về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tổng Công ty Chăn nuôi VN nhận định, khó khăn của việc xuất khẩu thịt gia súc không chỉ vì giá thành cao mà còn do chúng ta chưa có đầy đủ các điều kiện cơ bản về cơ sở chăn nuôi tập trung, trong lúc đa số cơ sở giết mổ chưa đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để tránh những thua thiệt do những cái yếu này, chúng ta cần phải nhanh chóng xây dựng những vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) công nhận. Ngoài ra cần tiến hành nhanh là việc đàm phán với các nước để ký kết các hiệp định về vệ sinh thú y. Đây chính là những điều kiện quan trọng để tính tới chiến lược xuất khẩu, không chỉ cho giai đoạn trước mắt 2006-2010 mà còn lâu dài về sau.

Có thể giảm thiểu bất lợi? Một trong những vấn đề cơ bản là phải phát triển ngành chăn nuôi theo hướng tập trung ở quy mô trang trại, đảm bảo chất lượng hàng hóa cao.Vấn đề chính đặt ra là Nhà nước phải có chính sách và cơ chế cụ thể, phù hợp để tạo điều kiện cho việc hình thành các trang trại quy mô lớn làm hạt nhân ở từng khu vực trọng điểm, tổ chức cho người nông dân biết liên kết trong sản xuất để tạo nguồn hàng hóa dồi dào. Bộ NN-PTNT ngoài việc ký kết các hiệp định về an toàn vệ sinh thực phẩm với các nước, cần đầu tư mạnh vào các dự án về giống phục vụ các chương trình chăn nuôi.

http://www.sggp.org.vn



Báo cáo phân tích thị trường