Thực tế là giá cao su physical vẫn được hỗ trợ bởi nguồn cung khan hiếm vì Thái Lan, nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, và Malaysia - nước sản xuất lớn thứ 3 thế giới, đã vào giai đoạn mùa đông, nên sản lượng mủ cao su giảm nhiều hơn dự đoán.
Indonexia, nước sản xuất cao su lớn thứ 2 thế giới – đang mùa mưa nên việc thu hoạch mủ cũng bị gián đoạn.
Hiệp hội Cao su Thái Lan dự báo, xuất khẩu cao su của nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới này có thể tăng lên đạt 2,8 triệu tấn trong năm nay, nhờ nhu cầu mạnh từ ngành sản xuất lốp xe. Giá trị xuất khẩu, nếu tính theo đồng USD, sẽ tăng khoảng 4%, song nếu tính bằng đồng baht sẽ tăng 3% so với năm 2007.
Ông Luckchai Kittipol, chủ tịch Hiệp hội, dự báo tiêu thụ cao su thế giới năm 2008 sẽ đạt 9,7 triệu tấn, tăng 3,8% so với năm trước trong khi sản lượng sẽ đạt 9,8 triệu tấn, tăng 3,5%, trong đó sản lượng của Thái Lan sẽ đạt 3,1 triệu tấn.
Trong năm 2008, nhu cầu cao su của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng do ngành ôtô nước này đang tăng trưởng với tốc độ cao và nhu cầu cho Thế vận hội Bắc Kinh 2008.
Ông Luckchai cho biết thêm, điều đáng lo ngại là sự biến động của đồng nội tệ. Nếu đồng baht tiếp tục tăng giá sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu cao su của Thái Lan và người chịu thiệt nhiều nhất là nông dân. Do đó, chính phủ Thái Lan đã khuyến cáo các nhà xuất khẩu không nên chấp nhận những đơn đặt hàng trước do lo ngại tỷ giá hối đoái biến động mạnh và chỉ nên chấp thuận các đơn đặt hàng giao ngay trong tháng.
Giá cao su physical:
Loại | Giá 24/1 | +/- |
Thai RSS3 (T3/08)
| 2,60/kg | -0,02 |
Thai STR20 (T3/08)
| 2,55/kg | -0,03 |
Malaysia SMR20 (T3/08)
| 2,55/kg | -0,03 |
Indonesia SIR20 (T3/08)
| 1,13/lb | -0,01 |