Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tổng quan thị trường chè năm 2008 và triển vọng năm 2009
06 | 03 | 2009
Năm 2009, mục tiêu xuất khẩu của ngành chè là 117 ngàn tấn, với kim ngạch khoảng 167 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2008.

Năm 2008, khối lượng chè xuất khẩu mới chỉ đạt 104.000 tấn, trị giá đạt 147 triệu USD, giảm 5,4% về lượng nhưng tăng nhẹ 0,2% về trị giá so với năm 2007. Nguyên nhân sụt giảm lượng xuất khẩu chè năm 2008 do khách hàng lớn của ngành chè Việt Nam là Trung Quốc đột ngột không nhập hàng khiến cho một lượng lớn chè thành phẩm bị ứ đọng không tiêu thụ được.
 
Pakistan, Đài Loan, Nga là những thị trường nhập khẩu nhiều chè Việt Nam trong năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang Đài Loan cả năm đạt 21,4 triệu USD với sản lượng đạt 17.648 tấn, tuy giảm 7,88% về lượng nhưng lại tăng 17,3% về trị giá so với năm 2007.
Kim ngạch xuất khẩu chè sang Pakistan cả năm đạt 27.258 tấn, với trị giá 32,8 triệu USD, tăng 23,2% về lượng và 11,1% về trị giá và trở thành thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam trong năm 2008.

Tuy nhiên, nhiều thị trường đã giảm mạnh nhập khẩu cả về lượng và trị giá trong năm 2008. Arập xếut giảm 67,2% về lượng và 57,5% về trị giá, chỉ đạt 1.700 tấn, với trị giá 3,8 triệu USD; Thổ nhĩ Kỳ giảm 36,4% về lượng và 20,8% về trị giá, với lượng nhập 1.143 tấn, trị giá 2,3 triệu USD.
 
Số liệu xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2008 
 

Thị trường xuất khẩu
Tháng 12/2008
Năm 2008
 
Lượng (tấn)
Trị giá( USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Pakistan
1.448
2.078.000
27.258
32.855.000
Đài Loan
1.174
1.603.586
17.648
21.464.523
Ấn Độ
235
183.032
3.458
3.414.980
Arập xêút
103
271.024
1.700
3.822.514
Ba Lan
163
212.478
2.636
3.316.457
CHLB Đức
410
647.435
3.187
5.260.338
Hà Lan
45
101.936
1.384
1.976.972
Hoa Kỳ
254
257.081
3.762
3.023.906
Indonêsia
348
314.756
3.598
3.314.271
Irắc
 
 
446
867.963
Malaysia
154
88.695
2.538
1.618.433
Liên Bang Nga
381
456.486
12.377
16.431.572
Philippin
98
303.180
750
2.366.984
Thổ Nhĩ Kỳ
104
314.460
1.143
2.388.695
Trung Quốc
437
423.246
6.375
6.698.629
Ucraina
37
25.433
833
943.461
Singapore
 
 
 
 
Nhật Bản
 
 
374
927.862
Thái Lan
 
 
169
279.703
Tây Ban Nha
 
 
177
216.716
Philippin
98
303.180
750
2.366.984
Oxtraylia
34
43.960
168
234.931
Nhật Bản
 
 
374
927.867
Hồng Kông
44
56.362
152
239.902
Hoa Kỳ
254
257.081
3.762
3.023.906
Canađa
94
90.240
379
361.706
Tiểu VQARập TN
236
389.579
4.805
7.766.732
Anh
 
 
908
1.587.669

Nguyên nhân sụt giảm lượng xuất khẩu chè năm 2008 do khách hàng lớn của ngành chè Việt Nam là Trung Quốc đột ngột không nhập hàng khiến cho một lượng lớn chè thành phẩm bị ứ đọng không tiêu thụ được.
 
Tất cả những nguyên nhân đó đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp chè trong nước, khi hầu hết đều là những doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ. Cộng thêm với những khó khăn trước đó như lãi suất cơ bản ở mức cao, khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế… đã khiến cho không ít doanh nghiệp ngay từ những tháng chính vụ đã phải tạm đóng cửa.

Năm 2009, tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn tiếp tục được dự báo là khó khăn vì vậy để đạt mục tiêu trên ngành chè cần phải phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, địa phương, các bộ, ngành để có hướng đột phá nâng cao chất lượng chè và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi đây là vấn đề hết sức quan trọng để ngành chè vươn ra thị trường thế giới. Bên cạnh việc tiếp tục giữ vững thị trường hiện có, ngành chè cần mở ra các thị trường mới, như: Đức, Hà Lan, Ba Lan, Ả Rập Xê út… Mặt khác, ngành chè cần sớm khôi phục lại thị trường I rắc.
Hiện nay, sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “Chè Việt” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Kenya.
 


Nguồn: vinanet
Báo cáo phân tích thị trường