Những dự án này và nhiều dự án khác nữa, đang kiến tạo nên một giai đoạn phát triển mới của nông nghiệp. Bất kể những người chăn nuôi gia súc tại vùng tiểu Sahara hay những người trồng lúa tại châu Á, học sẽ cần sự trợ giúp để sản xuất đủ thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhân loại, dự đoán của UN sẽ chạm mốc 7 tỷ người vào 31/10. UN cũng dự đoán dân số thế giới sẽ tăng lên 9 triệu người đến năm 2050.
Diện tích đất nông nghiệp toàn cầu không thể tăng lên, nguồn cung nước sạch bị đánh thuế và những lo ngại về biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, khiến câu hỏi làm sao để sản xuất đủ thực phẩm đáp ứng nhu cầu trở thành ưu tiên hàng đầu của cả chính phủ và khu vực tư nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nghiên cứu, phát triển và mở rộng các chương trình nông nghiệp là điều quan trọng nhất, thì chi tiêu công dành cho lĩnh vực này lại càng nhỏ nhoi và thực tế là khoản đầu tư nghiên cứu công đang giảm sút nghiêm trọng.
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, khoảng 25% viện trợ nước ngoài của Mỹ là dành cho nông nghiệp, giảm xuống mức 6% trong những năm 90 và chỉ còn khoảng 1% vào năm 2010. Tỷ trọng cho vay vào nông nghiệp của World Bank cũng giảm từ mức khoảng 30% trong năm 1978 xuống mức dưới 10% hiện nay. Theo ông Robert Thompson, nguyên giám đốc phát triển nông nghiệp – nông thôn tại World Bank, sản xuất nông nghiệp phải tăng năng suất và điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ đầu tư đủ vào hoạt động nghiên cứu.
Những động thái mới đây của giới luật Mỹ về cắt giảm chi tiêu càng gia tăng mối đe dọa cho các chương trình an toàn lương thực tại các nước nghèo và cũng có thể dẫn tới sự suy giảm đầu tư vào phát triển nông nghiệp tại các nước khác. Trong khi các quỹ từ thiện, các nhóm phát triển phi lợi nhuận và doanh nghiệp khu vực tư nhân đang chi hàng tỷ đôla vào các chương trình nông nghiệp, nhưng thiếu nguồn quỹ dồi dào từ các nước giàu, nhu cầu trên thế giới sẽ không thể được đáp ứng đủ.
Theo gappingworld