Qua trao đổi với Reuter, ông Daud Husni Bastari, tân chủ tích Hiệp hội cao su Indonesia (Gapkindo, hiệp hội này hiện đang quản lý 161 công ty, thuộc các lĩnh vực trồng, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu.cao su) cho biết: “việc kiềm chế xuất khẩu sẽ diễn ra trong sáu tháng hay ba tháng là phụ thuộc vào phản ứng từ phía thị trường”.
Ông này cũng cho biết: “đây là sự nỗ lực chung của nhiều bên bởi chúng ta đang phải đối phó với một tình huống bất thường”, và rằng quyết định cụ thể về lượng cắt giảm sẽ được đưa ra vào tuần tới.
Trong tháng 8, Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã thống nhất chặt bỏ nhiều cây cao su già cỗi và giảm 300.000 tấn cao su xuất khẩu, tương đương 3% sản lượng toàn thế giới trong năm 2012, bởi họ mong đợi sẽ giữ được giá cao su trước tác động tiêu cực từ nền kinh tế toàn cầu.
Thái Lan sẽ giảm khoảng 150.000 tấn, hay 5,5% lượng xuất khẩu dự kiến, ngoài ra Malaysia giảm khoảng 50.000 tấn, Indonesia giảm 100.000 tấn, tương đương 3% lượng xuất khẩu dự kiến.
Đầu tuần qua, ông Bastari cho biết: “Chúng tôi không biết rõ nguyên nhân vì sao giá lại giảm tới mức này, nhưng chúng tôi hiểu rằng chúng tôi cần phải giải quyết vấn đề một cách thận trọng”, chỉ khi giá dầu thô tăng trên 96ISD/thùng thì giá cao su mới có cơ may tăng tương ứng.
Các chủng loại lốp xe đang giữ mức giá thấp nhất kể từ năm 2008, sau khi các thị trường tương lai tại Tokyo cảnh báo về tình trạng của nền kinh tế toàn cầu.
Trước đó, nhà sản xuất hàng cao su đứng đầu thế giới, Thái Lan cũng cho biết sẽ bắt đầu cắt giảm khoàng 10% lượng xuất khẩu mỗi tháng và giảm trong vòng sáu tháng kể từ tháng 10/2012. Malaysia cũng đã có tuyên bố chính thức về việc này.
Tháng 12/2008, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo giá cao su RSS3 của Thái Lan xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm ( 1,10USD/kg), ba quốc gia này cũng đi tới thống nhất giảm 915.000 tấn cao su xuất khẩu trong năm 2009.
Trên thực tế, không rõ mỗi quốc gia này đã cắt giảm được bao nhiêu và chính sách này cũng đã âm thầm được nới lỏng kể từ giữa nằm 2009 sau khi giá cao su tăng trở lại nhờ lượng cầu tăng tại Trung Quốc, quốc gia đứng đầu về tiêu thụ cao su của thế giới.
Phạm Thùy Linh- Bộ môn nghiên cứu Chiến lược Chính sách
Dịch từ nguồn tin Reuter