Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Gỡ thế bí cho gạo Việt
11 | 09 | 2015
Ở lĩnh vực xuất khẩu, gạo Việt Nam đã bị các “đối thủ” qua mặt vì thiếu thương hiệu cạnh tranh. Nếu không sớm tìm được phương án tối ưu thì chúng ta sẽ bị lép vế trên thị trường gạo thế giới Myanmar và Campuchia hiện đã qua mặt Việt Nam khi xuất khẩu được nhiều loại gạo thơm với giá rất cao sang thị trường khó tính như Liên hiệp châu Âu (EU), Mỹ...

 Sức ép lớn từ bên ngoài

Cụ thể, Myanmar có2loại gạo thơm là Lone Thwal Hmwe và Paw San, trong đó Paw San được đánh giá là loại gạo ngon nhất thế giới, giá xuất khẩu khoảng900 USD/tấn. Campuchia có gạo lài, còn gọi là gạo Phka Romdoul, cũng được bình chọn là một trong những loại gạo ngon nhất thế giới. Việt Nam thì đến nay vẫn chưa có thương hiệu gạo quốc gia.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, sắp tới, gạo Việt sẽ phải chịu rất nhiều sức ép về giá, sản lượng và chất lượng. Nhiều nước xuất khẩu gạo đã xây dựng được thương hiệu gạo quốc gia, bảo đảm chất lượng nên gặt hái lợi nhuận khá cao.

Nghiên cứu của ThS Nguyễn Phước Tuyên, Trưởng Phòng Thông tin - Thị trường thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Đồng Tháp, cho thấy việc chính phủ một số nước như Myanmar hay Iran dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trong thời gian tới sẽ tạo thêm sức ép lớn cho gạo Việt Nam. Chính phủ Indonesia cũng đang chủ trương tự cung tự cấp lúa gạo và ngừng nhập khẩu gạo trong vài năm tới. Dự báo, năm2015, Indonesia sẽ đạt sản lượng36,3 triệu tấngạo (57.170.000 tấnlúa) và chỉ nhập khoảng1,25 triệu tấngạo.

Campuchia thì đã xuống giống được2,12 triệu halúa, tương đương82,7%tổng diện tích đất lúa (2,57 triệu ha) và nước này đang định vị thương hiệu gạo của mình trên thị trường thế giới với các giống thơm như Phka Romdeng, Phka Romeat, Phka Rumduol để có thể cạnh tranh với gạo thơm Thái Lan. Bộ Nông nghiệp Campuchia kêu gọi các doanh nghiệp xuất khẩu phải sử dụng tên gọi duy nhất cho thương hiệu của nước này là “Campuchia Jasmine Phka Rumduol”. Năm nay, Campuchia dự tính xuất khẩu1,1 triệu tấngạo với giá cao.

Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh sản xuất lúa gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng. Đáng lo ngại là nạn buôn lậu gạo qua biên giới giữa các quốc gia như Việt Nam, Myanmar, Thái Lan với Trung Quốc ngày càng “nóng bỏng” do chênh lệch lớn giữa giá gạo trong nước và quốc tế. Mỗi năm, hơn4-5 triệu tấngạo lậu lọt vào Trung Quốc. Nạn xuất lậu gạo làm giảm nguồn lực của các nước, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nội địa quan ngại việc đồng nhân dân tệ Trung Quốc mất giá đang tạo áp lực giảm giá gạo nước ta. Giá gạo nhập từ Việt Nam (vào Trung Quốc) sẽ tăng4%nếu trả bằng USD, do đó họ đang buộc các doanh nghiệp Việt Nam giảm giá để “bù đắp tổn thất”. Nếu không, họ có thể giảm mua gạo từ nước ta. Riêng gạo xuất qua đường biên mậu, những ngày qua giá đã bị giảm300 đồng/kg (13 USD/tấn). Hiện Trung Quốc chiếm38%tổng số3,72 triệu tấngạo xuất khẩu Việt Nam. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp gạo Việt buộc phải nỗ lực tìm kiếm thêm những thị trường mới.

 

Loay hoay chọn giống

Gạo Việt Nam ngày nay còn phải cạnh tranh với gạo Ấn Độ và Pakistan - hiện đang giảm giá đáng kể. Hôm8-9, chính phủ Thái Lan đang chủ trương bán đấu giá732.806 tấngạo dự trữ trong tổng số hơn14 triệu tấngạo tồn kho nên những ngày tới sẽ cạnh tranh gay gắt với gạo Việt về giá. Hiện, gạo Việt5%tấm có giá từ325 - 335 USD/tấnvà25%tấm là320 - 330 USD/tấn, đang thấp hơn gạo cùng chủng loại của Thái Lan từ15 - 20 USD/tấn. Giá gạo trong nước tuần này cũng đã giảm100 đồng/kg (4 USD/tấn)so với tuần trước. Tính đến cuối tháng8vừa qua, Việt Nam đã xuất được3,626 triệu tấngạo với giá bình quân là415,10 USD/tấn.

TS Lê Văn Bảnh, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết Việt Nam chỉ xuất khẩu chủ yếu gạo trắng hạt dài với giá dao động từ350 - 360 USD/tấnnhưng lại rất khó cạnh tranh vì rất nhiều nước cũng xuất khẩu loại gạo này.

“Nếu không chuyển đổi đa dạng mặt hàng xuất khẩu mà chỉ chăm chăm vào gạo trắng hạt dài thì mình sẽ thua nữa. Thị trường Hồng Kông, EU, Mỹ có nhu cầu lớn và chấp nhận mua với giá cao nhưng sản lượng gạo thơm xuất khẩu trên thế giới rất ít. Vừa rồi, tôi có dịp tham quan một công ty xuất khẩu gạo ở Cà Mau và được biết mỗi tấn gạo hữu cơ, công ty này bán được từ3.000 - 3.500 USD.

Các thị trường nhập khẩu nói trên cần gạo ngon, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và gạo hữu cơ đều đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, thay vì xuất khẩu gạo trắng hạt dài, sao chúng ta không chuyển sang trồng và xuất khẩu gạo hữu cơ cũng như gạo thơm, nếp… có giá bán rất tốt? Làm như vậy, thu nhập của nông dân mới tăng được”- ông Bảnh đặt vấn đề.

Trong khi đó, ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho rằng vấn đề trồng lúa thơm, lúa chất lượng cao đã được Bộ NN-PTNT đề cập trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.“Không phải chuyển diện tích sang trồng lúa thơm hết là được. Năm2011, Bộ NN-PTNT chỉ đạo tăng diện tích lúa chất lượng cao, riêng tỉnh Kiên Giang chuyển được khoảng70%diện tích nhưng đến khi thu hoạch, lúa IR50404 lại bán giá cao trong khi lúa chất lượng cao giá bán cũng ngang bằng với lúa IR50404 mà chi phí sản xuất lại cao hơn! Do vậy, việc cần làm là phải kết nối sản xuất với thị trường bởi nếu chuyển sang trồng lúa chất lượng cao mà không bán được thì nông dân lại thua lỗ”- ông Hiệp phân tích.

 

Chất lượng quyết định tất cả

Chuyên gia nông nghiệp - GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng trước đây, do thiếu đói nên Việt Nam phải trồng lúa cao sản để giải quyết cái ăn. Nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chúng ta phải tính đến chuyện nâng cao chất lượng hạt gạo để bán được giá cao và dễ dàng trong xây dựng thương hiệu.

“Nếu cứ để nông dân trồng hoài các loại giống lúa cao sản thì đời sống của họ chẳng bao giờ khá lên. Tôi hy vọng Chính phủ sẽ có những chỉ đạo cho ngành nông nghiệp sớm xây dựng được thương hiệu gạo Việt Nam theo hướng nâng cao chất lượng để vừa giải quyết vấn đề tăng thu nhập cho nông dân vừa đủ sức cạnh tranh với gạo của các nước trong khu vực đang trỗi dậy” - GS-TS Võ Tòng Xuân nói.

Thốt Nốt - Ca Linh



Người Lao Động
Báo cáo phân tích thị trường