Hiệp hội chỉ ra rằng “sản xuất hạt tiêu tại Sri Lanka đã tăng mạnh kể từ khi triển khai các thỏa thuận thương mại trên và hạt tiêu từ các nước khác cũng tuồn vào Ấn Độ với chứng nhận xuất xứ do các nhà chức trách Sri Lanka cấp”. Bất chấp việc chính phủ Ấn Độ áp giá sàn nhập khẩu (MIP), luồng hạt tiêu giá rẻ vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt nên Hiệp hội đã yêu cầu tất cả các cơ quan hải quan triển khai các biện pháp nghiêm ngặt, bao gồm giữ tất cả các lô hàng hạt tiêu nhập khẩu và kiểm tra lại sau khi triển khai MIP. “Thực tế, việc áp dụng MIP là để bảo vệ cho lợi ích của những người sản xuất hạt tiêu đen. Cho đến nay, chúng tôi phải thừa nhận rằng MIP đã thất bại trong việc giải cứu nông dân”, theo Konkodi Padmanabha, và KK Vishwanath, đồng điều phối Hiệp hội nhận định. “Chúng tôi cũng đã yêu cầu DGFT giữ lại các khoản trợ cấp, hoàn thuế của các nhà nhập khẩu này. Chỉ riêng trong tháng 1/2018, 2.212 tấn hạt tiêu đã được nhập khẩu vào Ấn Độ; cho thấy toàn bộ các nỗ lực của các hiệp hội nông dân sản xuất hồ tiêu Ấn Độ hợp sức giữa Karnataka, Tamil Nadu và Kerala đổ sông đổ biển”.
Dữ liệu từ các cảng khác nhau (Cochin Sea Port, Mundra Sea Port, Nava Sheva Sea Port, Chennai Sea Port và Bangalore ICD cũng như Tughlakabad ICD) cho thấy tổng cộng 2.212 tấn hạt tiêu đã được nhập khẩu trong tháng 1/2018; bao gồm hạt tiêu nhẹ để chiết xuất dầu hạt tiêu và EOUs và các đơn vị tại SEZ được miễn trừ khỏi MIP, trong khi nhập khẩu từ Sri Lanka cho thị trường nội địa cho thị trường nội địa đã hoàn toàn bị kìm hãm. Các cơ quan hải quan Ấn Độ đã thu thuế MIP 500 Rupees/kg ở mức 8%, tức tương đương khoảng 40 – 41 Rupees/kg. Trong nhiều trường hợp, giá mua thấp hơn nhiều so với giá MIP.
Hơn nữa, nhiều cáo buộc cho rằng một phần hạt tiêu nhập khẩu từ và thông qua Sri Lanka thực chất có nguồn gốc từ Việt Nam. Do đó, các lô hàng hạt tiêu có thể dễ dàng nhập khẩu vào Bangalore ICD, cũng như Chennai và Mundra nhưng không được kiểm tra nguồn gốc xuất xứ và dư lượng thuốc BVTV.
Trong khi đó, nhập khẩu hồ tiêu tại Nava Sheva cho thấy nguồn gốc từ Brazil, với lượng gần 100 tấn, với mức thuế cao hơn, lên tới 70% nhưng MIP chưa được tuân thủ khi giá hạt tiêu Brazil trong thống kê thậm chí chưa đến 250 Rupees/kg.
Trên thị trường quốc tế, thị trường lo ngại rằng hạt tiêu Brazil có chứa vi khuẩn salmonella nên Ấn Độ đang yêu cầu tiệt trùng bổ sung trước khi cho phép vào thị trường nội địa. Xét đến các vấn đề chất lượng và số lượng, ngành hồ tiêu Ấn Độ đang vận động các biện pháp mạnh tay hơn khi mùa thu hoạch năm 2018 sắp tới gần.
Theo The Hindu Business Line (gappingworld.com)