Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ấn Độ buộc các nhà máy xuất khẩu 2 – 4 triệu tấn đường thặng dư
17 | 03 | 2018
Ấn Độ sẽ sớm ban hành lệnh buộc các nhà máy sản xuất đường phải xuất khẩu hàng triệu tấn đường thặng dư đang gây sức ép lên giá đường nội địa, một động thái có thể kéo giá đường toàn cầu giảm tiếp, vốn đã chạm mức gần thấp nhất trong gần 8,5 tháng. Ấn Độ có thể sản xuất mức sản lượng đường cao kỷ lục 29,5 triệu tấn trong niên vụ 2017/18 kết thúc vào 30/9 tới, tăng 45% so với niên vụ trước, làm giảm giá đường nội địa tới hơn 15% trong 6 tháng qua.

Lần đầu tiên, chính phủ Ấn Độ sẽ xóa bỏ thuế xuất khẩu 20% đối với mặt hàng đường và sau đó bắt buộc các nhà máy phải xuất khẩu 2 – 4 triệu tấn để giải quyết tình trạng dư cung trên thị trường nội địa, theo nguồn tin từ các cơ quan chịu trách nhiệm ra quyết định.

Tại Ấn Độ, chính quyền liên bang áp giá cố định mà các nhà máy đường phải trả hàng năm cho nông dân trồng mía, nhưng một số chính quyền bang đã nâng mức giá mà các nhà máy đường phải trả cho nông dân. Các nhà máy kiến nghị rằng giá đường nội địa giảm làm tiêu hao khả năng sinh lời của họ, gây khó khăn trong việc thanh toán đúng hạn cho nông dân trồng mía. Nông dân có thể nổi loạn nếu mía không tiêu thụ được, buộc chính phủ phải vào cuộc để hỗ trợ ngành đường xoa dịu sự tức giận của nông dân trồng mía. Các nhà máy sản xuất đường hiện nợ 140 tỷ Rupees cho nông dân trồng mía do giá đường giảm gây ra tình trạng thiếu thanh khoản.

Giá đường quốc tế hiện không ở mức hấp dẫn đủ để xuất khẩu nên nhiều nhà máy có thể phải bán đường với mức giá thua lỗ và tồn kho nội địa giảm có thể giúp các nhà máy do giá đường nội địa có thể tăng, các nhà chức trách nhân định. Sản lượng đường tại Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới sau Brazil, có thể có sản lượng đường cao kỷ lục 12 – 13 triệu tấn trong niên vụ 2017/18.

Nếu thị trường quốc tế không đủ hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ, chính phủ Ấn Độ có thể cần phải có các động thái khuyến khích các nhà máy đường xuất khẩu. Chính phủ Ấn Độ có thể áp một khoản thuế doanh thu đường và sử dụng nguồn thu thuế này để triển khai các chính sách khuyến khích xuất khẩu. Một khi chính phủ quyết định lượng xuất khẩu, các nhà máy sẽ phải nhận hạn ngạch nhất định để xuất khẩu. Mỗi nhà máy sẽ được yêu cầu xuất khẩu một lượng cố định theo tỷ lệ sản lượng trung bình trong 3 năm qua.

Năm 2015, Ấn Độ từng nắm giữ lượng đường tồn kho lớn, đã yêu cầu các nhà máy phải xuất khẩu 3,2 triệu tấn đường, nhưng sau đó rút lại yêu cầu sau khi các nhà máy đã hoàn thành xuất khẩu 1,5 triệu tấn đường. Mặc dù Ấn Độ đã nỗ lực điều chỉnh để tránh tình trạng “boom and bust”, sản lượng đường vẫn biến động thất thường – một nguyên nhân chính đằng sau tình trạng bất ổn giá đường toàn cầu do Ấn Độ liên tục đảo chiều chính sách từ xuất khẩu sang nhập khẩu.

Ấn Độ có thể sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu một lượng đường lớn hiện nay do phần lớn các nhà máy đã sản xuất loại đường trắng tinh luyện hiện nay. Mặc dù mùa sản xuất đường của Ấn Độ diễn ra từ tháng 10 năm nay đến tháng 9 năm sau, hoạt động nghiền mía đã bắt đầu tăng tốc từ tháng 12 và dần giảm bớt đến tháng 3 – 4.

Thị trường đường thế giới đang cần đường thô hơn là đường tinh, nên xuất khẩu đường của Ấn Độ trong năm 2018 có thể chỉ ở mức thấp, theo nhận định của Rohit Pawar, giám đốc điều hành Baramati Agro.

Theo Reuters (gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường