Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tin vắn ngành chăn nuôi, thủy sản ngày 22/3
22 | 03 | 2018
Việt Nam triển khai dự án giải quyết vấn đề sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Jefo mở rộng hỗ trợ tại Việt Nam. Thuế chống bán phá giá đối với tôm Ấn Độ ít tác động tới xuất khẩu tôm.

Việt Nam triển khai dự án giải quyết vấn đề sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Bộ NNPTNT vừa triển khai dự án nghiên cứu có tên gọi ‘VIDAPIG –Kháng sinh và thú y trong chăn nuôi lợn tại Việt Nam”. Đây là một giải pháp nhằm giải quyết vấn đề kháng kháng sinh trong ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam. VIDAPIG là dự án hợp tác giữa đại học Copenhagen, Viện Thú y Quốc gia, Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI). Cách tiếp cận nghiên cứu của ‘VIDAPIG’ tập trung vào tìm kiếm giải pháp và đóng góp vào sự thay đổi trong sử dụng kháng khuẩn nhằm giảm tình trạng kháng thuốc ở động vật”, theo phát biểu của ông Anders Dalsgaard từ đại học Copenhagen, trưởng nhóm nghiên cứu của dự án. Dự án sẽ triển khai từ tháng 2/2018 đến tháng 1/2020 tại tỉnh Bắc Ninh.

Jefo mở rộng hỗ trợ tại Việt Nam

Jefo, một tổ chức dẫn đầu trong lĩnh vực phụ gia thức ăn không sử dụng thuốc, được các chuyên gia hoan nghênh trong việc tham gia hỗ trợ gia tăng giá trị cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Kevin Yan, hiện đang hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng vật nuôi tại Việt Nam trong 2 năm qua nắm vị trí giám đốc kinh doanh, Poomjai Kulsolwong là giám đốc marketing tại khu vực Đông Nam Á, và Akaradet Seemachoaroensri là giám đốc phụ trách kỹ thuật chăn nuôi lợn tại khu vực Đông Nam Á. “Jefo hiện đang ở vị thế tốt để cung cấp thêm hỗ trợ cho ngành TACN Việt Nam. Mặc dù ngành chăn nuôi Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức nhưng chúng tôi cho rằng ngành này có triển vọng tích cực”, theo phát biểu của Adam Naylor, giám đốc bán hàng khu vực Đông Nam Á của Jefo phát biểu.

Thuế chống bán phá giá đối với tôm Ấn Độ ít tác động tới xuất khẩu tôm

Việc Mỹ tăng gấp 3 lần mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Ấn Độ từ 0,84% lên 2,34% có thể không tác động lớn tới xuất khẩu tôm của Ấn Độ. “Nếu có bất cứ tác động gì tới nguồn tôm xuất khẩu Ấn Độ thì sẽ lập tức có các nguồn tôm của các nước khác bù đắp vào. Việc Mỹ tăng thuế là một dạng bảo hộ ngành thủy sản nội địa”, theo thành viên Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Mỹ nhận định. “Do Ấn Độ chiếm tới 32% kim ngạch nhập khẩu tôm của Mỹ, chúng tôi không dự báo tác động lớn của việc tăng thuế chống bán phá giá lên lượng xuất khẩu. Quỹ đạo tăng trưởng được cho là sẽ tiếp diễn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, động thái này có thể tác động dọc chuỗi cung ứng và truyền tác động tới nông dân và các nhà chế biến”. Bà Pavethra Ponniah, phó chủ tịch ICRA cho rằng thị phần của Ấn Độ trong nhập khẩu tôm của Mỹ dự báo tiếp tục tăng, xét đến việc Mỹ thậm chí còn tăng mạnh hơn mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam, từ 4,78% lên 25,39%.

Theo Asian Agribiz (gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường