Động thái này, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 27/2, diễn ra sau khi WTO quyết định vào tháng 1/2018, buộc Bắc Kinh phải hạ thuế, trừ khi dỡ bỏ hoàn toàn, trong vòng 20 ngày. Các chính sách này được áp dụng lần đầu vào năm 2010 và được gia hạn thêm 5 năm vào năm 2016.
Việc dỡ bỏ các rào cản thuế này nhằm hạ nhiệt căng thẳng leo tháng về thương mại giữa hai nước, sau khi Mỹ áp thuế đối với máy giặt và tấm lợp năng lượng mặt trời, châm ngòi cho khả năng Bắc Kinh trả đũa đối với hạt kê của Mỹ. Tranh chấp này làm dấy lên lo ngại rằng đậu tương có thể sẽ bị lôi vào cuộc chiến. Chính phủ của tổng thống Donald Trump đang cân nhắc việc áp thuế cao đối với nhập khẩu thép và aluminium từ Trung Quốc.
Động thái liên quan đến gà thịt không gây tác động đáng kể tới ngành chăn nuôi gia cầm của Mỹ do lệnh cấm nhập khẩu gia cầm, các sản phẩm gia cầm và trứng của Trung Quốc trong năm 2015 liên quan đến cúm gia cầm vẫn có hiệu lực. “Đây là thông tin tuyệt vời nhưng thị trường Trung Quốc vẫn đang đóng cửa đối với gà thịt của Mỹ”, theo Sarah Li, giám đốc của Hội đồng Xuất khẩu Gia cầm và Trứng tại Hong Kong của Mỹ. Hiệp hội này đã tới thăm Bộ Nông nghiệp Trung Quốc vào tháng 1 để thúc đẩy chính phủ Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm, được xem là không còn hiệu lực sau khi không còn đợt bùng phát dịch bệnh có khả năng lây lan cao của loại virus này. Xuất khẩu gia cầm và trứng của Mỹ sang Trung Quốc trị giá hàng trăm triệu USD hàng năm trước các chính sách trên. Việc Trung Quốc dỡ bỏ các chính sách thuế trên diễn ra khi nhà tư vấn chính sách hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình, tới thăm Mỹ để thảo luận về các vấn đề thương mại.
Theo Reuters (gappingworld.com)