Với nguồn tôm khai thác tự nhiên, Argentina có thể đã vượt qua Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tôm lớn thứ ba thế giới; trong khi mức tăng xuất khẩu tôm Ấn Độ thậm chí bằng với tổng kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh Thái Lan. Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan đều chủ yếu xuất khẩu tôm nuôi.
Một số nước Đông Nam Á vẫn chưa báo cáo đầy đủ số liệu năm 2017, mặc dù Thái Lan cho biết xuất khẩu tôm giảm nhẹ. Theo Hiệp hội các nhà chế biến – xuất khẩu tôm Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu tôm tăng 22% nhưng không cho biết chi tiết về lượng xuất khẩu.
Top 6 nước xuất khẩu tôm lớn nhất năm 2017 theo lượng:
Nước
|
2016
|
2017
|
Thay đổi
|
Nguồn: ITC, HS Code 030617, tấn
|
Ấn Độ
|
412,924
|
541,303
|
31%
|
Ecuador
|
324,340
|
384,805
|
19%
|
Việt Nam
|
170,772
|
|
|
Argentina
|
159,889
|
183,294
|
15%
|
Indonesia
|
134,496
|
|
|
Thái Lan
|
100,956
|
95,816
|
-5%
|
Với lượng tôm khả dụng xuất khẩu tăng, người tiêu dùng Mỹ và EU tích cực thưởng thức bữa tối ở ngoài, xuất khẩu tôm toàn cầu tăng vọt. Theo ITC, 28 nước thành viên EU đã nhập khẩu tổng cộng 540.724 tấn tôm trong năm 2017, tăng 6,4% so với năm 2016. Tây Ban Nha vẫn là nước nhập khẩu tôm lớn nhất EU, theo sau là Pháp và Ý.
Theo dữ liệu của NOAA, năm 2017, Mỹ nhập khẩu 664.000 tấn tôm, mặc dù dữ liệu ITC cho biết nhập khẩu tôm Mỹ giảm 1% so với năm 2016 xuống còn 514.776 tấn. Dữ liệu của NOAA bao gồm tất cả các sản phẩm tôm; trong khi dữ liệu ITC chỉ bao gồm tôm đông lạnh của một số chủng loại tôm nhất định. Đây co thể là một phần nguyên nhân chênh lệch số liệu của hai tổ chức này.
Nhập khẩu tôm chính thức của Trung Quốc tăng nhưng thương mại xám của nước này thông qua Việt Nam thậm chí còn cao hơn nhiều. Zhanjiang Guolian Aquatic Products, công ty tôm lớn nhất Trung Quốc, cho biết tính toán tiêu dùng tôm hàng năm tại Trung Quốc lên tới 1,68 triệu tấn trong năm 2016. Nước này cũng là một nước sản xuất tôm lớn trên thế giới.
Sau Trung Quốc là Nhật Bản, khi thị trường này nhập khẩu 156.807 tấn tôm trong năm 2017, tăng 5% so với năm 2016. Kế tiếp là Hàn Quốc, với kim ngạch nhập khẩu tôm 50.439 tấn, tăng 13% trong cùng kỳ so sánh. Canada (39.606 tấn, tăng 9%) và Hong Kong (36.914 tấn, giảm 1%) là các thị trường nhập khẩu lớn kế tiếp trong danh sách.
Tăng trưởng nhập khẩu tôm cũng diễn ra tại Đài Loan, Nga và Malaysia, cùng với mức tăng nhập khẩu tôm khó tưởng 436% lên 24.398 tấn của Chile. Tuy nhiên, nhập khẩu tôm Úc giảm tới 40% so với năm 2016, xuống còn 14.018 tấn, chủ yếu do tác động của lệnh cấm nhập khẩu tôm nguyên liệu.
Tại Triển lãm thủy sản Bắc Mỹ, những người tham dự cùng chia sẻ nhận định về khả năng dư cung trên thị trường tô. Gánh nặng này hiện đang đè trên vai những người sản xuất và thách thức khai phá các thị trường mới.
Top 20 nước nhập khẩu tôm lớn nhất năm 2017 theo lượng:
|
2016
|
2017
|
Thay đổi
|
Nguồn: ITC, HS Code 030617, tấn
|
EU
|
508,232
|
540,724
|
6%
|
US
|
520,606
|
514,776
|
-1%
|
Việt Nam
|
326,843
|
|
|
Nhật Bản
|
149,207
|
156,807
|
5%
|
Trung Quốc
|
60,932
|
|
|
Hàn Quốc
|
44,717
|
50,439
|
13%
|
Hong Kong
|
37,182
|
36,914
|
-1%
|
Canada
|
36,439
|
39,606
|
9%
|
Venezuela
|
35,758
|
|
|
UAE
|
30,704
|
|
|
Đài Loan
|
28,831
|
35,605
|
23%
|
Chile
|
4,525
|
24,398
|
439%
|
Úc
|
23,434
|
14,018
|
-40%
|
Nga
|
23,251
|
26,766
|
15%
|
Malaysia
|
11,735
|
15,524
|
32%
|
Thái Lan
|
10,271
|
11,805
|
15%
|
Egypt
|
8,863
|
7,137
|
-19%
|
Mexico
|
8,798
|
7,832
|
-11%
|
Singapore
|
8,218
|
9,238
|
12%
|
Nam Phi
|
7,550
|
6,688
|
-11%
|
Theo Undercurrent News (gappingworld.com)