Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chiến tranh hạt tiêu: Ấn Độ lo hạt tiêu nhập khẩu giá rẻ thế chân hạt tiêu nội địa
30 | 06 | 2018
Việc áp Giá nhập khẩu tối thiểu (Minimum Import Price – MIP) đối với nhập khẩu hạt tiêu đen đã đẩy người trồng hạt tiêu và các nhà xuất khẩu gia vị vào tình thế đối đầu, cáo buộc lẫn nhau về tình trạng giảm giá và hóa đơn nhập khẩu ghi giá cao hơn thực tế. Tuần trước, nông dân trồng hạt tiêu tại Karnataka đã biểu tình trước một công ty xuất khẩu gia vị tại Bengaluru, cáo buộc công ty này ghi hóa đơn nhập khẩu cao hơn giá nhập khẩu thực tế.

Theo ông Vishwanath K K, điều phối Liên đoàn tổ chức những người trồng hạt tiêu đen Ấn Độ, sau khi Ấn Độ triển khai chính sách MIP 500 Rupees/kg hạt tiêu nhập khẩu, giá hạt tiêu nội địa đã giảm mạnh từ 550 Rupees/kg xuống còn 330 Rupees/kg. Ông cáo buộc các nhà nhập khẩu đã lách luật và đang nhập khẩu hạt tiêu qua các biên giới đường bộ và các cảng với hóa đơn ghi giá cao hơn thực tế, luôn ở mức xấp xỉ 500 Rupees/kg. Giá hạt tiêu tại Việt Nam hiện ở mức khoảng 190 Rupees/kg và cách duy nhất để các nhà nhập khẩu lách luật là thông đồng ghi hóa đơn vượt giá mua thực tế.

Tuy nhiên, nhà chức trách hải quan tại Kochi, Sumit Kumar, cho biết các chứng từ nhập khẩu như tờ khai thông qua, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ là các chứng từ mà các nhà xuất khẩu buộc phải xuất trình. “Hiện không có bằng chứng cho thấy các hóa đơn bị khai quá giá nhập khẩu thực tế”. Nhà chức trách này cũng chỉ ra rằng nhập khẩu hạt tiêu tại Kochi đã giảm trong tháng vừa qua do chính sách MIP. Liên quan đến vấn đề hạt tiêu Việt Nam thâm nhập vào thị trường Ấn Độ thông qua cửa Sri Lanka, ôgn cho rằng rất khó phân biệt nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nếu chỉ dựa vào quan sát bằng mắt thường”.

Theo ông Vishwanath, hạt tiêu đen Ấn Độ có nhu cầu cao nhất thế giới và hạt tiêu chất lượng cao nhất hiện chỉ ở mức giá 330 – 340 Rupees/kg, buộc nông dân phải ngừng bán và giữ một lượng tồn kho hạt tiêu lớn. Người sản xuất hạt tiêu sẵn sàng bán hạt tiêu chất lượng cao với giá 500 Rupees/kg. “Vậy điều gì đang buộc các thương nhân nhập khẩu hạt tiêu với giá cao”, ông tự hỏi.

Đồng ý rằng nguồn hạt tiêu nhập khẩu giá rẻ hiện sẵn có tại thị trường miền bắc Ấn Độ là nguồn nhập lậu thông qua Nepal và Myanmar, ông Prakash Namboodiri, chủ tịch Diễn đàn các nhà xuất khẩu gia vị toàn Ấn Độ kêu gọi các nỗ lực để ngăn ngừa tình trạng lách luật. Sản xuất cũng đang vượt xa nhu cầu và giá giảm mạnh do Việt Nam có thể sẽ có sản lượng hạt tiêu tăng.

Dẫn dự báo từ Hiệp hội Thương mại Gia vị Mỹ và Hiệp hội Gia vị châu Âu, ông cho rằng sản lượng hạt tiêu Ấn Độ có thể tăng lên 92.000 tấn trong niên vụ 2018-19. Hiện nay, các nhà xuất khẩu khôn ngoan sẽ chỉ nhập khẩu để tái xuất. Xuất khẩu hạt tiêu Ấn Độ chỉ chưa đến 10.000 tấn hàng năm trong 5 năm qua, trong khi tiêu dùng hạt tiêu toàn cầu là 450.000 tấn.

Người tiêu dùng trung bình toàn cầu thường sử dụng hạt tiêu Việt Nam. Các nhà xuất khẩu Ấn Độ thì gia tăng giá trị cho hạt tiêu thông qua chế biến và đóng gói hạt tiêu đen từ mọi nguồn xuất xứ cho các khách hàng toàn cầu theo yêu cầu của họ, ông Prakash Namboodiri cho hay.

Theo The Hindu Business Line (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường