Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thương mại biên mậu, trung chuyển Thái Lan với các nước láng giềng tiếp tục sôi động
01 | 08 | 2018
Thương mại biên mậu của Thái Lan tiếp tục tăng trưởng mạnh sau khi tăng 6,8% trong nửa đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 do nhu cầu tăng đối với hàng hóa Thái Lan.

Theo ông Wanchai Varavithya, lãnh đạo Bộ Ngoại thương Thái Lan, nhìn chung thương mại biên mậu, bao gồm thương mại trung chuyển, đạt 679 tỷ Baht, tương đương 20,5 tỷ USD, trong nửa đầu năm 2018. Thương mại trung chuyển bao gồm các hoạt động kinh doan gắn với việc trung chuyển hàng hóa qua một nước khác đến thị trường đích.

Trong nửa đầu năm 2018, xuất khẩu biên mậu mang lại cho Thái Lan 385 tỷ Baht, tương đương 11,6 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2017; nhập khẩu biên mậu đạt 293 tỷ Baht, tương đương 8,85 tỷ USD, tăng 18,7% trong cùng kỳ so sánh, mang lại thặng dư thương mại biên mậu đạt 92 tỷ Baht, tương đương 2,78 tỷ USD. Malaysia là đối tác thương mại biên mậu lớn nhất của Thái Lan, chiếm 50% tỷ trọng, theo sau là Lào (19%), Myanmar (18%) và Campuchia (13%). Thương mại biên mậu của Thái Lan với tất cả 4 nước láng giềng đều tăng trong cùng kỳ so sánh, tăng 0,9% lên 8,4 tỷ USD với Malaysia, tăng 6,3% lên 3,23 tỷ USD với Lào, tăng 8,6% lên 2,9 tỷ USD với Myanmar và tăng 10,3% lên 2,1 tỷ USD với Campuchia. Cơ quan quản lý ngoại thương Thái Lan báo cáo thương mại trung chuyển với Singpapore, Việt Nam và nam Trung Quốc cũng tăng, với tổng giá trị đạt 3,7 tỷ USD, tăng 19% trong cùng kỳ so sánh.

Thương mại trung chuyển với nam Trung Quốc mang lại giá trị cao nhất cho Thái Lan, đạt 1,29 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2018, theo sau là Việt Nam, trị giá 1,26 tỷ USD, tăng 17,8% và với Singapore, trị giá 1,22 tỷ USD, tăng 16%. Ông Wanchai cho biết cơ quan ngoại thương Thái Lan sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại biên mậu, bao gồm thương mại trung chuyển, duy trì động lực tăng trưởng trong nửa cuối năm 2018 nhờ nhu cầu mạnh đối với hàng hóa Thái Lan và các nền kinh tế đang tăng trưởng của 4 nước láng giềng theo Chương trình Phát triển Mạng lưới Doanh nghiệp trẻ (YEN-D).

Bắt đầu triển khai từ năm 2015 để khuyến khích các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào các nước láng giềng, YEN-D chú trọng vào các chuyến đi giới thiệu và các khóa tập huấn đặc biệt cho các doanh nhân trẻ tại Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan để hỗ trợ họ hiểu tốt hơn về văn hóa và quy định của các nước. Để được lựa chọn các doanh nhân Thái Lan phải dưới 45 và đến từ các gia đình có hoạt động kinh doanh. Các chính phủ tại các nước tham gia phải có cùng tiêu chí.

Theo Bangkok Post (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường