Tăng trưởng nhanh và rộng
Sự chuyển đổi ngành chăn nuôi Trung Quốc bắt nguồn từ nhu cầu và sự giàu có ngày càng tăng của người dân, cộng hưởng với các chương trình trợ cấp, nới lỏng quản lý và các quy định môi trường yếu kém, các nhà nghiên cứu nhận định.
Quy mô ngành chăn nuôi Trung Quốc đã tăng gần gấp 3 lần trong giai dodạn 1980 – 2010, từ 142 triệu lên 441 triệu cơ sở chăn nuôi. Trong cùng kỳ, giá trị kinh tế sản xuất chăn nuôi tăng từ 35 tỷ NDT lên 2.100 tỷ NDT, tương đương tăng gấp 58 lần. Tiêu dùng thịt, sữa và trứng trên đầu người tăng lần lượt 3,9; 10 và 6,9 lần trong giai đoạn 1980 – 2010, cho tới nay là mức tăng mạnh nhất trong giai đoạn này trên phạm vi toàn cầu.
Những thiệt hại đi kèm
Tuy nhiên, chi phí của quá trình chuyển đổi ngành chăn nuôi tại Trung Quốc cũng rất lớn, theo giáo sư MA Lin, trưởng nhóm nghiên cứu. “Nhập khẩu TACN của Trung Quốc đã tăng 49 lần, tổng phát thải ký ammonia và khí nhà kính vào khí quyển tăng gấp đôi và mất mát nitrogen cho các hệ thống sông hồ đã tăng gấp 3”.
Sản xuất chăn nuôi cũng thay đổi từ đa chức năng sang chủ yếu cung cấp nguồn protein chất lượng cao. “Nói cách khác, sản xuất chăn nuôi giờ đây nhìn chung đã mất đi các chức năng tái sử dụng thải hộ gia đình, cung cấp nhiên liệu, và cung cấp phân chuồng cho các hoạt động trồng trọt”.
Tác động của thương mại TACN toàn cầu
Tác động của quá trình chuyển đổi ngành chăn nuôi Trung Quốc cũng có tác động sâu sắc lên thương mại TACN toàn cầu, ô nhiễm môi trường và tăng cạnh tranh đối với nguồn lực đất nông nghiệp. “Diện tích đất trồng ngô tăng với cái giá phải hy sinh diện tích đất trồng lúa mỳ và lúa gạo tại Trung Quốc do nhu cầu đối với TACN tăng. Thay đổi này cũng xuất phát từ các chính sách trợ cấp gián tiếp đối với nông dân trồng ngô trong giai đoạn chuyển đổi sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên, tăng sản xuất TACN nội địa vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu nên nhập khẩu TACN tăng mạnh. Năm 2010, nhập khẩu TACN của Trung Quốc tương đương mức độ sản xuất trên 16 triệu ha đất nông nghiệp, tương đương 45% đất nông nghiệp của Trung Quốc sẽ phải dành cho sản xuất TACN nếu muốn bù đắp nhập khảu. Nhập khẩu quy mô lớn TACN tác động lên thị trường thế giới và tác động lên giá cả hàng hóa, đồng thời cũng tác động lên các nước tại châu Phi vốn phụ thuộc vào nhập khẩu đậu tương và/hoặc các loại ngũ cốc. Nhập khẩu lớn cũng gây ra những thay đổi quy mô lớn trong sử dụng đất tại các nước xuất khẩu, bao gồm vấn đề phá rừng Amazon tại Brazil”.
Một mô hình bền vững hơn?
Các nhà nghiên cứu đề xuất một mô hình chăn nuôi bền vững hơn cho Trung Quốc, bao gồm tăng hiệu quả sản xuất và môi trường theo hệ thống, kết hợp mô hình trồng trọt – chăn nuôi, quản lý phân chuồng theo chuỗi, cải thiện quản lý đất đồng cỏ và sản xuất TACN tập trung, giảm cạnh tranh với thực phẩm cho người và kế hoạch từng phần đối với sản xuất chăn nuôi. “Chúng tôi đề xuất một quá trình chuyển đổi khác hiện nay, được triển khai bởi chính phủ, các ngành chế biến, người tiêu dùng và người bán lẻ”.
Các cách tiếp cận của những nhà nghiên cứu này tập trung vào cải thiện chất lượng TACN, tối ưu hóa quy mô vật nuôi làm thịt và sinh sản, quản lý hiệu quả nông học và môi trường của toàn bộ ngành sản xuất chăn nuôi Trung Quốc. Các khu vực dành cho chăn nuôi cũng được lên kế hoạch chiến lược, rời xa ra khỏi các nguồn nước và các khu vực nhạy cảm, với nguồn đất trồng trọt đầy đủ ở các khu vực lân cận. “Với hoạt độn tái sử dụng hợp lý dinh dưỡng từ phân chuồng, xấp xỉ 0,3 – 0,6ha/cơ sở chăn nuôi là cần thiết, phụ thuộc và mức độ màu mỡ và điều kiện môi trường của đất”. Các nhà nghiên cứu cho rằng tầm quan trọng của địa điểm của các cơ sở chẳn nuôi gần đây đã được chính phủ Trung Quốc chú ý. Họ nhấn mạnh rằng nông dân chăn nuôi lợn đã được di dời ra khỏi các khu vực nguồn nước nhạy cảm, sau khi thi hành Luật bảo vệ nguồn nước.
Thông qua gắn sản xuất trồng trọt và chăn nuôi với việc tái sử dụng dinh dưỡng phân chuồng, nông dân có thể tiết kiệm một lượng lớn phân bón tổng hợp, trong khi hiện tượng phú dưỡng các hồ, các khu vực ven biển và các khu vực nhạy cảm khác có thể biến mất. “Diện tích đất cần bổ sung cho sản xuất TACN sẽ là 31 triệu ha, gần bằng diện tích đất trồng trọt năm 2010. Tuy nhiên, tổng diện tích đất đồng cỏ bao trùm gấp 3 lần diện tích đất nông nghiệp tại Trung Quốc và một phần diện tích dất này có tiềm năng tăng sản xuất thông qua quản lý dinh dưỡng và nước tốt hơn. Hơn nữa, thu hẹp chênh lệch năng suất trồng trọt thông qua quản lý đất trồng trọt tổng hợp đã cho thấy sự hiệu quả tại hầu hết khu vực của Trung Quốc, có thể tăng năng suất ngũ cốc mà không cần tăng đầu vào nitrogen và cũng có thể đóng góp đáp ứng nhu cầu TACN ngày càng tăng”.
Kịch bản như vậy yêu cầu các chính sách kinh tế xã hội có mục tiêu cụ thể, các quy định môi trường và đầu tư lớn vào cải thiện sản xuất TACN và chất lượng, quản lý phân chuồng.
Theo Science Advances