àn Quốc phải đối mặt với một dịch bệnh trên gia súc đang quay trở lại đó là dịch tả lợn châu Phi (ASF). Ký ức kinh hoàng về ASF năm 2019 vẫn còn vẹn nguyên với xứ sở kim chi.
ASF lây lan nhanh
Hàn Quốc cho biết mới đây họ tìm thấy thêm 19 con lợn rừng bị nhiễm virus tả lợn châu Phi ở các khu vực gần biên giới với Triều Tiên. Tổng số ca lợn rừng nhiễm bệnh tại đây lên tới 204 con, theo Yohap News.
Trong số 204 con lợn rừng nhiễm virus, có 18 con chết. Chủ yếu chúng tập trung ở khu vực biên giới như Hwacheon (Gangwon), Paju, Yeoncheon (Gyeonggi), theo thống kê của Bộ Môi trường trích xuất từ báo cáo của một viện nghiên cứu liên kết. Virus này cũng được tìm thấy trong lợn rừng ở thị trấn biên giới Cheorwon.
Tháng 9/2019, Hàn Quốc bị dịch tả lợn châu Phi càn quét. Chính quyền địa phương phải tiêu hủy khoảng 400.000 con lợn như một biện pháp phòng ngừa. Thời gian gần đây, dịch bệnh này quay lại, chủ yếu tập trung ở khu vực biên giới khiến nhiều người lo ngại, nhất là nông dân chăn nuôi gia súc.
Hiện vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa hay phương pháp chữa trị căn bệnh này. Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh hoặc xác của những con đã chết. Con đường lây nhiễm này không giống như các bệnh như lở mồm long móng, lây truyền qua đường không khí, Korea Herald cho biết.
Không trực tiếp gây hại nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên phát hiện vào năm 1907 tại Kenya. Đến năm 1921, lần đầu tiên tả lợn châu Phi được mô tả. Bệnh vẫn được giới hạn trong phạm vi châu lục này cho đến năm 1957, nó được tìm thấy ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Tiếp sau đó nó bùng phát và lan ra toàn cầu từ đó cho tới nay. Tháng 8/2018, dịch tả lợn Châu Phi lần đầu xuất hiện ở Trung Quốc. Hàng triệu con lợn nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy tại quốc gia này.
Từ đầu năm 2019 đến nay, châu Á có 3 quốc gia ghi nhận ASF bùng phát là: Trung Quốc, Mông Cổ và Việt Nam. Trong khi đó, châu Âu có tới 9 nước gặp tình trạng tương tự, bao gồm: Bỉ, Hungary, Bulgaria, Latvia, Moldova, Ba Lan, Romania, Nga and Ukraine. Châu Phi có Zimbabwe báo cáo về dịch bệnh này. Năm 2019, Việt Nam phát hiện và tiêu hủy nhiều vụ vận chuyển trái phép thịt lợn mang mầm bệnh tả heo châu Phi, điển hình như tháng 11, tỉnh Bình Phước tiêu hủy hơn 1.600kg thịt heo có kết quả dương tính virus này.
Theo Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), virus có thể giết chết lợn trong vòng vài ngày, tỷ lệ tử vong lên tới 100%. Dịch tả lợn châu Phi được đánh giá là không gây hại cho con người nhưng lợn mắc bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như cúm, thương hàn, tai xanh… Nhóm bệnh này gây rối loạn tiêu hóa ở người khi ăn phải tiết canh, thịt lợn chưa được nấu chín.
Đặc biệt, nếu con người ăn phải lợn bị tai xanh, vi khuẩn liên cầu trú ngụ trong miệng, mũi lợn sẽ xâm nhập vào cơ thể người qua vết thương hở và gây bệnh. Người nhiễm liên cầu khuẩn có triệu chứng sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết ở một số nơi trên cơ thể. Nặng hơn, có thể bị nhiễm độc đường tiêu hóa, viêm màng não.
Để phòng tránh dịch tả lợn châu Phi, chúng ta nên chủ động vệ sinh nơi ở và môi trường sống. Thường xuyên phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh.