Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tương lai của phụ phẩm động vật trong thức ăn chăn nuôi
13 | 04 | 2023
Bắt đầu từ năm 2022, các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) sẽ cho phép bổ sung protein động vật đã qua xử lý (viết tắt tiếng Anh-PAP) – hoặc phụ phẩm từ động vật vào thức ăn của heo và gia cầm. Điều này có ý nghĩa gì với tương lai ngành chăn nuôi ? Có lẽ PAP sẽ lại được bổ sung (với lượng lớn) vào thức ăn vật nuôi ? “Có vài yếu tố hạn chế việc sử dụng PAP.”

Nguồn: nhachannuoi.vn

Phụ phẩm động vật vẫn luôn là thành phần quan trọng trong thức ăn chăn nuôi trên thế giới. Nhưng không đồng nghĩa là không có khó khăn trong việc sử dụng phụ phẩm – thí dụ cụ thể là khủng hoảng do bệnh bò điên và vấn đề sử dụng bột cá không có tính bền vững (lấy bột cá để nuôi cá) trong ngành thủy sản. Thật sự, toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất protein từ động vật đang bị suy xét và đánh giá trên phương diện cung ứng nguồn thức ăn chăn nuôi bền vững, cũng như trên nhiều phương diện khác. Thị hiếu của người tiêu thụ cũng có vai trò quan trọng trong việc quyết định thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật hoặc chứa một vài phụ phẩm động vật. Tuy còn nhiều khó khăn, tương lai vẫn tươi sáng cho ngành phụ phẩm từ động vật.

 

Sản phẩm bột lông vũ thủy phân của Công ty Cổ phần Lông vũ Phương Nam. Ảnh nhachannuoi.vn 

Nhu cầu sử dụng bột cá sẽ gia tăng

Tổ chức Global Market Insights dự đoán rằng đến năm 2027, trị giá của ngành công nghiệp sản xuất protein động vật làm nguyên liệu thức ăn sẽ đạt 280 tỷ đô la Mỹ. Nguyên nhân chủ yếu do sự tăng trưởng dự kiến của dân số thế giới, dẫn đến gia tăng nhu cầu cho nguồn protein được sản xuất theo hướng bền vững và chất lượng cao. Hiện nay, ngành thủy sản đang nỗ lực cắt giảm hoặc bỏ việc sử dụng bột cá được chế biến theo cách không bền vững. Trong đó, các loại protein và chất béo có nguồn gốc thực vật, vi khuẩn hoặc côn trùng được ưu tiên lựa chọn để thay thế. Global Market Insights cho rằng, nhu cầu sử dụng bột cá trong ngành thủy sản sẽ đạt mức tăng thường niên kép hơn 4%, đến năm 2027.

Bã đậu nành

Tình thế tương tự cũng xảy ra với việc cố gắng giảm hoặc bỏ sử dụng bã đậu nành (viết tắt-BĐN). Ở châu Âu, loại thành phần thức ăn chăn nuôi này thường được nhập khẩu từ các quốc gia như Brazil và Argentina, nơi việc tròng trọt không có tính bền vững vì sử dụng đất trồng từ đất phá rừng. Suy ra, việc nhập BĐN từ Nam Mỹ không được coi là biện pháp sản xuất thức ăn bền vững. “Ủy ban Châu Âu (tên tiếng Anh – European Commission) muốn thúc đẩy sử dụng các thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc địa phương (trong khối EU) trong khu vực, từ đó có thể đạt được mục tiêu xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn bền vững hơn.”

Tuy nhiên, sự điều chỉnh chính sách của chính phủ EU đối với sử dụng phụ phẩm từ động vật có vẻ sẽ hạn chế nhu cầu đối với BĐN trong khu vực. Các chính sách này cũng là một trong một số yếu tố chính đang ảnh hưởng đến các loại phụ phẩm động vật dùng trong thức ăn.

Dù các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi tỏ vẻ hài lòng khi được phép sử dụng PAP, một số yếu tố trong quy định mới sẽ hạn chế việc sử dụng này trong thức ăn chăn nuôi, theo lời của Tiến sĩ Stefan Mack – trưởng bộ phận tiếp thị phụ trách mảng dinh dưỡng động vật của công ty Evonik.

Dỡ bỏ lệnh cấm

Hiện tại EU đang chuẩn bị bãi bỏ lệnh cấm sử dụng PAP có nguồn gốc từ thú không nhai lại (heo và gia cầm) trong thức ăn chăn nuôi dành thú không nhai lại. Lệnh cấm này vốn xuất phát từ sự phản ứng của chính quyền đối với dịch bệnh Bò Điên (tên tiếng Anh-bovine spongiform encephalopathy) khi vào thập niên 1980 bệnh này đã bùng ở Vương Quốc Anh. Việc bổ sung thịt, bột xương và các mô cơ quan thần kinh của động vật vào thức ăn chăn nuôi được cho là nguyên nhân chủ chốt của dịch bệnh này.

Thiếu hụt thông tin

Tiến sĩ Stefan Mack – trưởng bộ phận tiếp thị phụ trách mảng dinh dưỡng động vật của công ty Evonik lưu ý rằng hiện tại vẫn chưa có nhiều thông tin về giá thành, nguồn cung sẵn có và nhu cầu sử dụng PAP sau khi lệnh cấm được áp đặt trong suốt 20 năm qua được gỡ bỏ tại Châu Âu. Ngoài ra, các sản phẩm PAP rất đa dạng về chất lượng dinh dưỡng vì phụ thuộc vào nguồn gốc nguyên liệu thô.

Ông nhận thấy, “Dù các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi tỏ vẻ hài lòng khi được phép sử dụng PAP, một số yếu tố trong quy định mới sẽ hạn chế việc sử dụng này trong thức ăn chăn nuôi, trong đó, các sản phẩm PAP chỉ được dùng trong các nhà máy thức ăn, mà chỉ sản xuất cho một loài vật nuôi.” “Ở EU, những nhà máy như vậy chỉ chiếm phần nhỏ tỷ lệ trong ngành.” Ông nói thêm, “Sẽ có yêu cầu đầu tư vào kiểm soát quy trình và phân tích để bảo đảm tuân thủ đúng theo quy định đề ra.”

‘Giá trị dinh dưỡng của PAP có nguồn gốc từ thú không nhai lại luôn được thừa nhận.’

Theo Anton van den Brink – (quản lý chính sách cao cấp của Hiệp hội Ngành Thức ăn hỗn hợp và premix tại Châu Âu (viết tắt tiếng Anh-FEFAC), và cũng là CEO (giám đốc điều hành) của EFFPA, tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức đại diện cho ngành sản xuất nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi): Giá trị dinh dưỡng của PAP có nguồn gốc từ thú không nhai lại luôn được thừa nhận.

“Tuy vậy, sự can thiệp từ phía chính quyền sẽ khiến cho nhu cầu nhập khẩu đậu nành vào Châu Âu bị sụt giảm. Ngành chăn nuôi vẫn tồn tại những vấn đề liên quan đến tiêu thụ và nguồn cung ứng PAP có nguồn gốc từ thú không nhai lại”. “Ta nên nhớ một phần PAP (có nguồn gốc từ heo và gia cầm) … đã được nhập vào thị trường có trị giá thị trường cao hơn như: thức ăn cho thú cưng và thức ăn cho cá.”

Anton van den Brink ước tính hiện có khoảng 0,5 triệu tấn PAP sẽ được dùng làm thức ăn cho heo và gia cầm. Ông cũng cảnh báo: “Bạn có thể nhìn thấy ở đâu đó con số 2,9 triệu tấn, tuy nhiên con số này bao gồm tất cả PAP (kể cả PAP hỗn hợp và PAP từ động vật nhai lại).

“Ở mức khu vực, với sự phối hợp giữa dòng dây chuyền sản xuất chuyên biệt và điều kiện thị trường thuận lợi (ít nhất là có được sự đồng thuận chung). Nhờ những điều nói trên, hẳn sẽ có nhiều công ty thức ăn chăn nuôi có đầy đủ năng lực được hưởng lợi từ nguồn nguyên liệu này.”

Anton van den Brink cũng nói về vấn đề này, ông chỉ ra việc tái bổ sung PAP từ thú nhai lại vào thức ăn cho mọi loại vật nuôi vẫn chưa được thảo luận tại Ủy ban Châu Âu vào thời điểm này. Thậm chí, trong vòng 10 năm nữa, cũng khó có thể đưa PAP từ động vật nhai lại vào sản xuất thức ăn chăn nuôi. Quan điểm của ông có phần dựa trên sự thực là: phải mất 11 năm để dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng PAP cho thú không nhai lại trong sản xuất thức ăn, (việc dỡ bỏ lệnh cấm là một mục tiêu trong Lộ trình TSE II của Ủy ban EU trong năm 2010).

Thị hiếu của người tiêu dùng

Tiến sĩ Mack và nhiều chuyên gia khác cũng tin rằng sự đồng ý của người tiêu dùng về sử dụng PAP trong thức ăn chăn nuôi có ảnh hưởng đến nhu cầu về PAP trong khu vực. Tuy nhiên, Van den Brink nói, “Ở mức khu vực, với sự phối hợp giữa một dây chuyền sản xuất chuyên biệt và điều kiện thị trường thuận lợi (ít nhất là có được sự đồng thuận chung). Nhờ những điều nói trên, hẵn sẽ có nhiều công ty thức ăn chăn nuôi có đầy đủ năng lực được hưởng lợi từ nguồn nguyên liệu này.”

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, có “phạm vi hạn chế” đối với việc sử dụng rộng rãi PAP có nguồn gốc từ heo và gia cầm trong thức ăn của hai loài này. Ông nói, “FEFAC sẽ thận trọng xem xét mọi ảnh hưởng đáng kể từ việc tái phê chuẩn sử dụng PAP nguồn gốc thú không nhai lại lên trên nhu cầu nhập khẩu đậu nành trong khoảng thời gian này.”

Thức ăn chăn nuôi từ thực vật

Có một vấn đề khác, cũng liên quan đến người tiêu dùng. Vì nhiều lý do, người tiêu dùng ở nhiều quốc gia có xu hướng mua thịt gia cầm hơn khi chúng được nuôi bằng loại thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tiến sĩ Janet Remus, giám đốc kỹ thuật cấp cao của công ty Danisco US, lưu ý rằng các loại bột thịt từ thịt heo, thịt bò hoặc gia cầm (hoặc hỗn hợp những loại thịt này) được sử dụng rất thành công cho chăn nuôi gia cầm ở Hoa Kỳ trong nhiều năm qua. Bà nhấn mạnh thêm, “Trong vài năm gần đây, việc chuyển đổi chương trình chăn nuôi hiện nay thành ‘chăn nuôi không sử dụng kháng sinh’ ở gà thịt cũng đã chuyển hàng tấn thức ăn cho các chương trình chăn nuôi hoàn toàn bằng rau củ.”

Các yếu tố khác

Có những yếu tố khác như chất lượng và khả năng tiêu hóa, sự đồng nhất và nguồn cung sẵn có của các phụ phẩm sẽ ảnh hưởng đến cách chúng được sử dụng. Tiến sĩ Remus chỉ ra rằng trong khi tất cả các loại phụ phẩm (có nguồn gốc từ thịt gia cầm, thịt heo hoặc thịt bò) đều đã có sẵn, thì thịt heo hoặc thịt bò có thể được sử dụng nhiều hơn trong thức ăn chăn nuôi, trong khi bột từ thịt gia cầm được sử dụng ngày càng nhiều trong thức ăn cho thú cưng. Cô ấy nói thêm, “Với bột từ thịt gia cầm dùng làm thức ăn cho thú cưng thì cũng có thể dùng trong thức ăn của heo sơ sinh.”

Tiến sĩ Remus cho rằng bánh dầu nành, một loại protein chính được sử dụng trong khẩu phần ăn của lợn và gia cầm hiện tại, có thể bị thiếu hụt nguồn cung ứng và tăng giá. “Sau đó, những loại thức ăn chăn nuôi có thành phần đạm từ động vật sẽ được định giá với mức cao hơn.”

Nghiên cứu

Hướng đến tương lai, Tiến sĩ David Meeker lưu ý rằng chức năng, giá trị dinh dưỡng và giá trị dinh dưỡng, ưu điểm của việc bổ sung các phụ phẩm có nguồn gốc từ thịt giết mổ vào thức ăn chăn nuôi cho heo và gia cầm đều được chứng thực và xác nhận đầy đủ bởi nhiều nghiên cứu được thực hiện trên khắp thế giới. Tiến sĩ Meeker là phó chủ tịch cao cấp về dịch vụ khoa học của Hiệp hội nhà Chế biến phụ phẩm giết mổ Bắc Mỹ (viết tắt tiếng Anh-NARA) và kiêm chức giám đốc nghiên cứu của Quỹ Nghiên Cứu Chất béo và Protein (viết tắt tiếng Anh-FPRF) có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Ông cho biết FPRF đã tập trung nghiên cứu vào các lĩnh vực bao gồm nuôi trồng thủy sản, thức ăn thú cưng, xác nhận quy trình nhiệt, thị trường mới, v.v.) trong 15 năm qua. Tuy nhiên, ông bổ sung: “Sử dụng phụ phẩm giết mổ đã qua chế biến trong thức ăn chăn nuôi vẫn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Với bối cảnh nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vẫn còn eo hẹp trên thế giới làm tăng nhu cầu sử dụng các phụ phẩm có nguồn gốc giết mổ này, FPRF sẽ tiếp tục các nghiên cứu theo trọng điểm phù hợp để hỗ trợ thị trường.”



Báo cáo phân tích thị trường